Archives

Fish Stock – Nước cá hầm

DSC_0055-001
Fish stock  is one of the basic things that would be required when you cook Spanish or Italian food.  If you do not want to make your own fish stock, use Australian brand Campbell’s chicken stock instead.  

Fish Stock (Coi bản tiếng Việt ở dưới)

Ingredients: (yield 4 cups)

500g white fish bones  and head

2 medium brown onions, peeled, halved

1 carrot, peeled, halved

1 fresh or dry bay leaf

3 lemon slices

3 stalks flat-leaf parsley

10 black peppercorns

½ cup (125ml) white wine (optional)

Method:          

  1. Place all the ingredients in a large saucepan, cover with cold water (about 1 litre) place on a medium heat, bring just to the boil, reduce heat to low and simmer for 15-20minutes. Skim off tops occasionally.
  2. Allow the stock to cool and strain through a fine sieve. Refrigerate for up to 2 days or freeze for up to a month.

DSC_0081-001

Nước cá hầm (fish stock) là một trong vài thứ cơ bản cần nhất khi nấu đồ Tây Ban Nha hoặc đồ Ý.  Nếu không muốn nấu thì bạn nào ở Úc có thể dùng nước gà hầm hiệu Campbell’s đều được các chefs tin dùng. Tuy nhiên, nấu nước cá hầm thì vừa ngon vừa đúng hơn, mà chẳng mất thời gian lắm.

Fish Stock (Nước cá hầm)

Nguyên liệu:

500g đầu và xương cá loại trắng (cá nào cũng được)

2 củ hành tây nhỡ, lột vỏ, cắt đôi

1 của cà rốt, bào vỏ, cắt đôi

1 lá nguyệt quế (bay leave) tươi hay khô đều được

3 lát chanh cắt mỏng

3 cọng parsley tuốt bỏ lá

10 hạt tiêu đen

½ cup (125ml) rượu trắng (tùy thích)

Cách làm:      

  1. Bỏ tất cả mọi nguyên liệu vào nồi, bỏ khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp lửa vừa, đun vừa sôi tới thì hạ lửa nhỏ riu riu, hầm khoảng 15-20 phút thì tắt bếp. (Nhớ thi thoảng vớt bọt trong khi hầm cho nước trong)
  2. Để nguội rồi lọc qua rây.  Nước cá hầm có thể cất tủ lạnh tới 2 ngày hoặc cho vào hộp để đông trong tủ đá được cả tháng.

 

Italian Sourdough Bread (Bánh mì bột chua)

DSC_0015-002

Mình đã giới thiệu Ciabatta Bread rồi, giờ giới thiệu thêm Sourdough Bread.  Như tên gọi đã nói lên nét đặc trưng của bánh.  Bánh mì ăn có vị hơi chua vì làm từ bột để lên men chua.  Bánh mì Sourdough là loại bánh mì mắc tiền nhất trong các loại bánh mì Ý.  Nó mắc tiền hơn vì cách làm của nó rất công phu ở giai đoạn chuẩn bị starter/biga.  Bakers phải nuôi starter, mỗi ngày người ta múc starter đổ bớt đi (hoặc mang làm bánh), sau đó thêm bột mì và nước vào ủ lại.  Ngày hôm sau lại tiếp tục làm như vậy và có thể nuôi starter kéo dài vài năm.  Tuy nhiên, ngày nay nhiều chuyên gia vẫn chế ra cách  làm homemade đơn giản hơn mà ăn vẫn ngon.  Bạn thử công thức này với mình nhé.

Khi vào nhà hàng Pháp, bạn hay được serve bánh mì với bơ ăn trong khi đợi food.  Tương tự như vậy, khi vào nhà hàng Ý, bạn sẽ được serve bánh mì nhưng không ăn với bơ mà là nước dấm Balsamic và olive oil.  Thành phần của nước chấm này chủ yếu  chỉ là dầu olive rót vào chén, sau đó rót Balsamic vinegar vào cùng, nêm chút sea salt và ground pepper. Nếu thích có thể bỏ thêm chút chopped oregano.  Nhiều bữa mình bake bánh mì xong, đưa con đi ngủ, ông xã mình đi làm về trễ thấy có ổ bánh mì thơm phức là anh ấy cũng tự đi pha dấm Balsamic với dầu olive là ngồi ăn bánh mì trước.  Khi mình có khách, cũng tùy theo nấu đồ Pháp hay đồ Ý mà mình serve bánh mì đi kèm với bơ hoặc nước chấm trên.  

Italian Sourdough Bread (Bánh Mì Bột Chua) (English version far below)

Nguyên liệu: (cho 2 ổ bánh mì tròn cỡ 25cm)

Starter (biga)

125g bột mì (bread flour)

250ml nước ấm (khoảng 35C)

1 teaspoon men khô (dried yeast)

Sponge:

125g bột mì (bread flour)

125ml nước ấm (khoảng 35C)

Dough:

375g bột mì (bread flour)

80ml nước ấm (khoảng 35C)

1 teaspoon men khô (dried yeast)

1 teaspoon muối trắng mịn

Cách làm:

  1. Cho phần bột Starter (Biga):  Bỏ nước ấm vào tô, rắc men vào nước, để khoảng 10 phút hoặc tới khi thấy men creamy và nổi váng lên trên. Rây bột vào tô, tạo một lỗ hổng giữa tô, bỏ hỗn hợp men vào giữa, trộn cho đều bột và nước men. Bọc plastic wrap lại để ở nhiệt độ phòng cho 24 tiếng. Phần bột starter này sẽ bắt đầu lên men và có bong bóng.
  2. Cho phần bột Sponge: ngày hôm sau, rây bột mì vào phần starter ở trên rồi dùng whisk đánh trộn phần bột này với 125ml nước để tạo ra một hỗn hợp bột mịn. Lại bọc plastic wrap và để ở nhiệt độ phòng cho 24 giờ nữa.
  3. Cho phần bột Dough:  ngày hôm sau, pha men và nước cho tới khi creamy nổi váng. Rây bột và muối vào tô, cho hỗn hợp men đã pha vào, cùng với phần bột starter và sponge đã ủ 2 ngày trước, trộn chung cho đều.
  4. Đổ hỗn hợp bột ra một mặt phẳng như kitchen bench có rắc bột mì. Nhồi bột khoảng 10 phút hoặc tới khi bột mịn và dai. (Nếu có máy standing mixer thì bạn gắn dough hook vào dùng sẽ đỡ hơn).
  5. Bỏ dough vào tô có quét chút dầu.  Bọc plastic wrap hoặc khăn tea towel, để ở nơi ấm khoảng 1 giờ hoặc tới khi bột nở gấp đôi.
  6. Bỏ bột ra mặt phẳng lại, đấm xẹp dough và nhồi khoảng 1 phút hoặc tới khi mịn. Chia cục bột thành 2 phần và tạo hình tròn hoặc oval tùy ý để có 2 ổ bánh mì.
  7. Đặt 2 ổ bánh mì lên 2 khay nướng có lót giấy dầu (baking paper/parchment) và rắc chút bột mì.  Để khay vào nơi ấm khoảng 45 phút hoặc tới khi nở gấp đôi (nơi ấm như oven bật nóng lên chút rồi tắt – mình có steam oven thì dùng chức năng dough proving để ủ).  Dùng kéo cắt mấy đường giữa bánh.
  8. Bật bếp lò lên trước để đạt tới nhiệt độ 190C (375F). Xịt bánh mì cho hơi ướt rồi cho bánh mì vào nướng khoảng 35-40 phút hoặc tới khi bánh vàng và giòn, và khi vỗ nhẹ vào đáy bánh thì có nghe âm thanh rỗng. Lấy ra khỏi lò, chuyển bánh sang vỉ lưới (wire rack) cho nguội hoàn toàn.

Italian Sourdough Bread

Ingredients: (make 2 loaves)

Starter (biga)

125g bread flour

250ml warm water (27-40C)

1 teaspoon dried yeast

Sponge:

125g bread flour

125ml warm water

Dough:

375g bread flour

80ml warm water

1 teaspoon dried yeast

1 teaspoon of salt

Method:

  1. To make the starter:  Pour warm water in a bowl, sprinkle/add yeast to the water, set aside for 10 minutes or until it’s creamy.  Sift the flour into a bowl, make a well in the centre, pour the yeast mixture into the flour, mix well.  Cover with plastic wrap or a damp tea towel and leave at room temperature for 24 hours. The starter will begin to ferment and bubble.
  2. To make the sponge: stir the sifted flour into the starter mixture and gradually whisk in 125ml warm water to form a smooth mixture.  Cover with plastic wrap and set aside for a further 24 hours
  3. To make the dough: Cream the yeast and 80ml warm water together. Sift the flour and salt into a bowl, add yeast mixture, then the starter and sponge mixture, mix well.
  4. Turn the dough onto a lightly flour surface and kneed for 10 minutes or until smooth and elastic (use the standing mixture with dough hook if you have one).
  5. Place the dough in a lightly oiled bowl, cover with plastic wrap or tea towel and place in a warm place for 1 hour or until double in size.
  6. Turn the dough onto a lightly flour surface, punch the dough down and turn onto the work surface. Knead for 1 minute, or until smooth.  Divide into 2 equal portions and shape into round or oval.
  7. Place the loaves on the 2 baking trays cover lined with baking paper/parchment and sprinkled with flour.  Leave in a warm place for 45 minutes or until doubled in size.  Use scissors to cut splits across the top of the breads.
  8. Preheat oven to 190C (375F), spray water on bread and bake for 35-40 minutes or until golden and crusty and sounds hollow when tapped. Transfer to a wire rack to cool completely.

Muối và Dầu

Mình ghi ra đây một số kitchen tips của mình, hoặc gia vị mà mình hay dùng để không phải lặp lại trong nhiều công thức.

Dầu (Oil):

Mình thường dùng dầu olive trong nấu nướng, chiên xào nhanh (stir fry) vì dầu olive lành mạnh hơn và giảm cholesterol hơn dầu thường.  Tuy nhiên, để deep fry thì mình không dùng dầu olive vì nó nặng, làm đồ chiên không được nhẹ và giòn bằng dầu thường.

Dầu olive ngon nhất là dầu của Spain (Tây Ban Nha), lọ dầu có mức độ đậm đặc mà mùi vẫn nhẹ nhàng.  Kế đến là dầu olive made in Greece (Hy Lạp).  Dầu olive của Ý (Italy) thì lại loãng và mùi nồng nhất.  Nấu nướng chung thì không sao, nhưng khi trộn salad mùi nồng quá đôi lúc làm mình khó chịu.  Nên olive oil made in Spain  vẫn là lựa chon đầu tiên của mình cho dù giá thành nó cao nhất.

Trong các loại dầu thực vật nói chung thì mình thường dùng loại  dầu Sunflower cho nướng bánh vì Sunflower oil được coi là the best for roasting and baking.  Không dùng dầu olive oil cho làm bánh vì dầu nặng làm bánh cứng hơn.  Tuy nhiên nếu không có sunflower thì bạn thích dùng loại dầu thực vật ưa thích nào tùy ý.

Muối (Salt):

Mình thuờng dùng 3 loại muối sau trong nấu ăn:

Sea salt flakes:  Đây là loại muối ngon nhất (mà cũng mắc tiền nhất).  Loại muối này không mặn bằng những loại muối kia.  Dùng trong nêm nếm đồ ăn, và để trên bàn khi cần thêm một chút xíu đậm đà mà không mặn quá.  Nếu ướp thịt bò hay cừu bằng loại muối này cũng không lo mặn so với  loại muối thường nếu có hơi quá tay chút xíu.  Dùng làm muối tiêu chanh khi ăn đồ Việt cũng rất là ngon.  Khi dùng chỉ việc dùng tay bóp vụn flakes lên trên đồ ăn.   Ở Úc có hiệu Saxa nhưng mình quen dùng hiệu Maldon (của England) từ ngày đầu được người bạn Úc giới thiệu và khi coi các chương trình nấu ăn của các chefs hàng đầu trên thế giới thì nếu bạn chú ý chút cũng sẽ thấy họ hay dùng loại muối này nhất. Tuy nhiên giá thành của muối này cũng mắc nhất trên thị trường.

Rock salt:  Muối này cũng tương đương như sea salt flakes nhưng vì cứng như rock nên không tiện dùng bằng.  Mình dùng để nếm nồi nước lèo hoặc để trong cối xay muối (salt mill) trên bàn ăn để người ăn nêm thêm khi cần.

Iodized Salt:   Mình dùng loại muối thường có i-ốt vì sợ ăn uống không đủ i-ốt cho gia đình. J Mình dùng muối này khi nêm nồi nước lèo, muối dưa cải, rửa thịt hay những gì cần thật nhiều muối.

Trong siêu thị còn bán các loại muối sea salt flakes and rock salt màu pink nữa từ Himalaya nhưng vị muối vẫn mặn hơn không ngon bằng muối Maldon chỉ có màu sắc nhìn đặc biệt hơn và tất nhiên giá thành cũng rẻ hơn.