Archives

Xôi Đậu Phộng Muối Mè

1-DSC02390

Xôi là một trong những món ăn thông dụng nhất của người Việt mình mà hầu như ai cũng biết nấu. Hồi nhỏ mình ghét xôi lắm, mình có kể trong các bài viết về xôi của mình trước đây nhưng từ khi qua Úc thời tiết lạnh hơn thì mình thích ăn xôi hơn.

Tuy nhiên mình cũng lười hông xôi mà thường nấu bằng nồi cơm điện luôn cho lẹ, hầu như các loại xôi đơn giản mình thường nấu vậy.  Gần đây có người bạn cho mình loại bánh tráng gói xôi khi bạn đi Việt Nam mình.  Mình nhớ hồi nhỏ hay chờ người bán xôi đi qua để mua, mình khoái xôi gói trong bánh tráng mỏng này hơn lá chuối, ăn vừa ngon hơn vừa tiện hơn.

Mình làm xôi kiểu này cho gia đình ăn và có lần làm mang đi picnic. Thông thường khi đi picnic mình chỉ làm đồ Tây vị tiện hơn. Tuy nhiên, khi mình nhớ ra miếng bánh tráng thì mình làm một ít mang theo. Mọi người thích lắm vì xôi kết hợp với muối mè miền Nam có các vị mặn ngọt hòa với nhau.

Đây là cách nấu xôi bằng nồi cơm điện mình thường làm.

Xôi Đậu Phộng Muối Mè

Nguyen lieu:

2 cups (380g) gạo nếp

1 cup (90g) đậu phộng

½ teaspoon muối

2-3 tablespoons nước cốt dừa

Dừa nạo để ăn kèm (mình dùng moist shredded coconut hiệu McKenzie bán trong siêu thị)

Muối mè:

2 tablespoons mè rang

¼ teaspoon of muối (sea salt flakes bóp nhỏ hoặc muối biển xay mịn)

1 teaspoon đường trắng

Cách làm:

  1. Bỏ đậu phộng vào nồi, cho nước ngậm đậu phộng. Nấu trên bếp lửa lớn cho tới khi nước sôi thì hạ lửa hầm khoảng 5 phút. Tắt bếp trút ra rổ cho ráo.
  2. Vo gạo nếp và đậu phộng vài nước cho sạch rồi bỏ vào nồi cơm điện.  Đo mực gạo rồi bỏ bực nước tương tự như nấu cơm.  Khi nồi xôi chuyển qua nút “Warm” thì bạn trộn 2 hoặc 3 muỗng nước cốt dừa vào xôi, nấu thêm chừng 15 phút nữa là xôi chín.  Lấy ra để nguội bớt.
  3. Trong lúc xôi đang nấu thì làm muối mè: rang  mè trong chảo không dính cho vàng rồi bỏ vào cối cùng với muối và đường, nghiền nhẹ vài cái cho muối mè quyện vào nhau.
  4. Khi dùng thì múc xôi ra chén, rắc muối mè và dừa nạo lên trên, dùng ngay. Khi có bánh tráng gạo như trong hình thì bạn kẹp xôi vào giữa 2 lớp bánh tráng sau khi rắc muối mè và dừa lên xôi.

 

Rice or glutinous/ sticky rice is served as breakfast or day time snack in Vietnam.  When I was a child I remember waiting for the street vendor to pass by my house with her food cart which had different types of glutinous/sticky rice (Xôi).  She normally served Xôi between 2 sheet of edible rice paper (wafer paper),  sprinkle with some sesame salt (dukkah) and freshly shredded coconut.  Yum! 

I was given these wafer papers when one of my friends returned from Vietnam.  I use them to make some Xôi đậu phộng (peanut sticky rice) for our recent picnic trip.  I normally have assorted sandwiches, cheese, crackers, etc for picnic but I thought of making these Xôi đậu phộng for a change.   It was a hit. People recalled our childhood in Vietnam with these rice paper, even the ones who had not got the same experience like us still enjoyed the sticky rice. 

The traditional way of cooking Xôi is to steam glutinous/sticker rice until it is cooked but I normally cook Xôi in a rice cooker to save time since I came to Australia. I just cook it like the way I cook normal rice.  This recipe is for cooking Xôi with a rice cooker.

Peanut Sticky Rice/Glutinous Rice with sesame salt (Xôi đậu phộng muối mè)

Ingredients:

2 cups of glutinous rice (380g)

1 cup of raw peanut (90g)

½ teaspoon of salt

2-3 tablespoons of coconut cream

Shredded coconut to serve

For Sesame Salt:

2 tablespoon of roasted sesame

½ teaspoon of salt

1 teaspoon sugar

Method:

  1. Place peanut in a small pan and cover with water. Bring it to the boil and simmer for 5 minutes. Drain.
  2. Combine rice and peanut in a cooker bowl, wash several times.  Using your index finger to poke down to the bottom of the bowl to measure how much rice and peanut you have in the bowl, add the same level of water to the bowl.  (if you have 7cm high of rice and peanut on the bottom of the bowl, add water to the bowl until it reaches 7cm from the rice level up.)  Once done, return to the cooker and cook as per the cooker’s instructions
  3. As soon as the cooker changes to “warm” button, add coconut cream, quickly mix well with the rice.   Close the lid and cook until the rice is fully cooked/tender (another 15 minutes).
  4. In the meantime, place roasted sesame, salt and sugar in a pestle and mortar, crush until combined.
  5. Transfer the sticky rice to the bowl, let cool to lukewarm.  Spoon some sticky rice into a wafer paper, sprinkle with some sesame salt and shredded coconut, close with another wafer paper.  Serve immediately.

 

1-DSC02378

Slow Roast Pork Belly with Fennel and Onion gravy

1-DSC01408

Lâu nay mình không có thời gian rảnh để ngồi máy tính viết công thức cho các bạn đã yêu cầu vì các con mình lớn hơn và mình thường đi du lịch hay dã ngoại với các bé nhiều hơn.  Đây là một món chính trong 3 món mà mình nấu cho con gái út mình trong sinh nhật 7 tuổi của bé đầu tháng 3.  Mọi người hỏi mình cách nấu thịt heo quay kiểu Tây khi mình post tấm hình lên facebook, và đây là công thức cụ thể cho món đó. Thịt heo quay kiểu này khác với thịt heo quay VN là phần thịt sẽ rất mềm, còn phần da thì vẫn giòn.

Thịt Heo Quay Mềm với Da Giòn và Nước Sốt Hành và Fennel (Slow Roast Pork Belly with Fennel and Onion gravy)

Thành phần: (cho 4  phần ăn)

1 kg thịt ba rọi không xương

1 tablespoon sea salt flakes (hoặc 1 teaspoon muối mịn)

2 tép tỏi

1 chút xíu bột đinh hương (ground cloves) hoặc bột ngũ vị hương cũng đươc

1 tablespoon lá thyme

1 tablespoon olive oil

1 tablespoon lemon juice

1 fennel bulb (củ thì là), cắt mỏng

1 củ hành tây, cắt mỏng

180ml (2/3 cup) nước lạnh

2 tablespoons of bột làm gravy hiệu Gravox của Úc

Cách làm:

  1. Bỏ miếng thịt quay trong cái rổ hoặc đĩa, để trong bồn rửa chén, phần da lên trên. Đun sôi ấm nước và từ từ chế nước nóng vào phần da cho đến hết ấm nước.  Lấy thịt lên lau khô  bằng khăn giấy, đặt lên thớt.
  2. Dùng mũi dao nhọn đâm thật nhiều (hoặc cắt lát, hoặc cắt xéo kiểu Tây) lên trên miếng da, đừng đâm vào phần thịt (đâm càng nhiều thì càng giòn). Sau khi đâm xong phần da thì lật miếng thịt lại cắt dọc hoặc ngang vài đường, sâu chừng 1cm vào phần thịt.
  3. Cho tỏi, đinh hương, lá thyme và nửa phần muối trong cối, dùng chày đâm nhuyễn ra, trộn dầu olive và chanh vào ra hỗn hợp paste, bôi hỗn hợp này vào lên hết phần thịt heo, sâu cả vào trong những đường cắt (nhớ đừng bôi lên da), đặt lên trên đĩa, phần da lên trên, sát phần muối còn lại lên lớp da.
  4. Bật bếp lò lửa trên dưới lên tới 2300C (conventional cooking)
  5. Xếp fennel và hành tây đã cắt vào đáy khuôn. Nướng cho 30 phút rồi giảm nhiệt độ là xuống  1700C, và nướng thêm 3 giờ nữa hoặc tới khi thịt heo mềm và da thì giòn lên.  Lưu ý sau khi nướng xong 3 tiếng nếu phần da chưa giòn hết thì bạn chuyển lò qua chức năng nướng lửa trên (grill) 2300C, nướng thêm 3-5 phút nữa cho da rộp lên hết, nhớ đứng căn vì da rộp rất nhanh. Lấy ra khỏi lò để thịt nguội khoảng 10 phút rồi hẵng cắt thành từng miếng hình chữ nhật hoặc vuông như trong hình.
  6. Trong khi đó trút phần fennel, hành tây và nước sốt thịt vào nồi, thêm nước lạnh vào, đun cho sôi thì hạ lửa riu riu khoảng 5 phút, lược qua rây, lấy phần nước sốt, bỏ lại vào nồi, cho thêm 2 muỗng bột Gravox vào  trộn đều là bạn có nước sốt, dùng ngay với thịt quay ở trên.

Lưu ý: trong hình là mình làm parsnip puree và apple puree để ăn cùng thịt heo, bạn có thể làm công thức khoai tây nghiền ăn cùng và mua apple puree ở shop.

 I have been so busy that I don’t have time to update the blog regularly.  I cooked this dish for main for my daughter 3 course birthday dinner early of March. Everyone has asked me for the recipe when I put the photo on facebook.   So here is the recipe.

Slow Roast Pork Belly with Fennel and Onion gravy

Ingredients: (serve 4)

1 kg of boneless pork belly

1 tablespoon sea salt flakes

2 garlic cloves

a pinch of ground cloves

1 tablespoon thyme leaves

1 tablespoon olive oil

1 tablespoon lemon juice

1 fennel bulb, trimmed thickly, sliced lengthways

1 brown onion, sliced

180ml (2/3 cup) of water

2 tablespoons of Gravox gravy powder

Method:

  1. Place the pork belly skin side up on a colander, pouring a kettle of hot boiling water on pork belly skin, drain and wipe with paper towers.
  2. Using sharp knife, slice, prick or score the pork belly skin without cutting into the meat. Flip over, make a few deep cut (about 1 cm) into the meat.  Set aside.
  3. Place garlic, ground clove, thyme and half sea salt flakes in a mortar and pestle, crush to a paste. Stir in olive oil and lemon juice, rub the marinade over the pork and inside the cuts (except the skin side), place on a plate, skin side up, rub the rest of the salt on the skin and leave to macerate at room temperature for 30 minutes.
  4. Preheat oven to 2300C
  5. Arrange the fennel and onion on the bottom of a roasting pan, place the pork on top. Roast for 30 minutes. Reduce oven temperature to 1700C, then roast for further 3 hours or until the pork is tender and the skin is crisp.  If the skin is not fully crisp, switch the oven to grill function at 2300C, quickly grill the skin for 3-5 minutes (keep an eyes on this as it may burn).  Remove from the oven, rest the pork for 10 minutes then cut in to small rectangular slices.
  6. Transfer fennel, onion and sauce in the roasting pan into a small sauce pan, add water, bring to the boil over  high heat. Reduce heat and simmer for 5 minutes then pass through a fine sieve to discard the vegetable.  Return the gravy to the pan, add Gravox powder, mix well then serve with the crispy pork belly.

Notes:  I made Parsnip puree to serve with this but you can use mashed potato instead.

Bào Ngư Hấp – Steamed Abalones

1-DSC01199.JPG

Vài năm trước mình đã chia sẻ công thức nước sốt là chìa khóa thành công cho món này với các bạn ở đây.   Nhiều bạn đã làm và nói cho mình hay là ngon. Bản thân mình khi nấu cho các cô bác anh chị em bạn bè ai cũng đánh giá cao món này.  Đây là công thức nướ sốt theo kiểu thứ 2 mình làm nhiều năm nay mà cũng lười không cập nhật cho các bạn.

Thực ra từ ngày đến Úc mình đã gặp đôi người bạn gốc Hoa và thiệt tình có 2 người đều khuyên mình đừng ăn oyster sauce (dầu hào/hàu) nhiều vì không tốt. Mình vẫn nghĩ người Hoa từ Đại Lục qua đây mà còn kg tin dầu hào của họ thì mình ăn làm gì, nên nói chung mình hạn chế dùng lắm. Đôi khi mua 1  chai về chỉ để cần 1 hay 2 muỗng nấu 1 món Tàu đặc trưng, nhưng sau đó mình cũng bỏ trong tủ lạnh và thời gian sau mang ra vứt đi, chứ kg phải tiếc của mà ráng ăn.  Nên cũng vì vậy, có bạn hỏi mình sao không dung dầu hào cho bò lúc lắc của mình, mình bảo mình không ăn dầu hào nên không bỏ vào.

Công thức sau là mình gom cả 2 loại để gom vào đây cho các bạn dễ tham khảo.

Món bào ngư hay sò điệp, cá hấp hành gừng là những món rất nổi tiếng đặc trưng của nhà hàng Tàu tại Sydney.  Ăn ngon mà không cảm giác ngán như đồ Tàu nói chung thường nhiều dầu mỡ. Mình dùng olive oil cho lành hơn mà vẫn giữ vị ngon và đặc trưng của đồ Tàu.  Mình gom cả 2 công thức dưới đây để tiện cho các bạn.

Bào Ngư Sốt Hành Gừng

Nguyên liệu:

10 con bào ngư, tách vỏ, cạo rửa sạch, rồi bỏ lại vỏ

5  đầu hành phần trắng dài khoảng 5cm, tỉa sợi

2, 3 lát gừng mỏng, cũng thái sợi dài

5  cọng ngò/mùi , cắt dài chừng 5cm

Nước sốt dầu hào:  

1 tablespoon dầu hào (oyster sauce)

½  tablespoon nước sốt Maggi

½ cup (125ml) nước lạnh

½ teaspoon đường vàng hoặc trắng

1 tablespoon dầu olive hoặc dầu thực vật

chút xíu muối

Nước sốt Xì Dầu/ Tương:

½ tablespoon tương đen (hắc xì dầu)

½  tablespoon tương Maggi

½ cup (125ml) nước

½ teaspoon đường vàng hoặc trắng

1 tablespoon dầu olive hoặc dầu thực vật

chút xíu muối

Cách làm:

  1. Bỏ dầu hào/nước tương, nước, đường, dầu và muối vào trong nồi nhỏ, đun nhỏ lửa tới khi sôi lăn tăn.
  2. Trong lúc đó bỏ bào ngư vào trong lò hay nồi hấp cho khoảng 5-10 phút tùy theo loại nồi hấp hay lò của bạn (chỉ nên nấu cho vừa chin tới, bào ngư nấu lâu sẽ dai).
  3. Làm nóng/ấm cái đĩa đựng bào ngư bằng microwave hoặc bỏ vào lò nướng cho ấm.
  4. Xếp bào ngư chín tới vào đĩa. Xối nước sốt lên trên bào ngư, rắc hành ngò và gừng xắt sợi lên trên. Rắc chút tiêu và dung ngay lập tức.

1-DSC01193

 

This is a very popular dish in Chinese restaurants at Sydney.  I created my own recipe for the sauce trying to replicate the restaurant dish.  Everyone who has tasted my dish exclaiming that it got the exact taste like the one in Chinese restaurants.

I first put up the recipe on my old blog many years ago using oyster sauce and soy sauce for the dressing.  However, I met some Chinese friends who told me oyster sauce was not good to consume often. Therefore, I omit oyster sauce and use both dark and light soy sauce to make the dressing.  I have 2 versions of soy sauce dressing below for you to try. I love both of them.

Steamed Abalones with Gingers and Spring Onions/Scallions

Ingredients:

1 dozen of baby abalones, removed, cleaned and washed then put it back to the shells

5 green onion/shallot (white part), cut into 5cm long, cut into julienne strips

2, 3 slices of ginger, cut into julienne strips

5 stalks of coriander, cut into 5cm long.

For Oyster and Soy Sauce dressing:

1 tablespoon oyster sauce

½  tablespoon Maggi soy sauce

½ cup (125ml) water

½ teaspoon brown sugar

1 tablespoon olive oil (or sunflower oil)

For Dark and Light Soy Sauce dressing:

½ tablespoon dark soy sauce sauce

½  tablespoon Maggi soy sauce

½ cup (125ml) water

½ teaspoon brown sugar

1 tablespoon olive oil (or sunflower oil)

1 pinch of salt

Method:

  1. Combine oyster sauce, soy sauce, water, sugar and oil in a saucepan, bring to the boil, reduce heat to simmer.
  2. Steam abalones with shells in a steamer/ steam oven for 5-10 minutes depending on the heat of your steamer (do not overcook them, they will be tough).
  3. Preheat a serving plate in microwave or oven.
  4. Arrange steamed abalones on the preheated plate, pour hot dressing all over the abalones, sprinkle shallot, ginger, coriander. Sprinkle ground pepper on top. Serve immediately.

Note: you should ask the fishmonger to remove abalones’ shells for you.

Tết 2016 ở Sydney

1-DSC01028

Năm nào cũng vậy khi Tết đến mình luôn chuẩn bị đón Tết dù là vào ngày làm việc giữa tuần. Trong cuối tuần thường tụi mình tranh thủ hẹn hò với những người bạn thân tổ chức ăn tối với nhau để chuẩn bị Tết.  Hình trên là chỉ vài món mình ăn với với bạn bè.

Năm nay mình gói bánh tét trước một tuần, làm giò thủ, bắp bò kho, làm dưa món, làm giò sống, chả lụa, muối dưa cải, muối cà, gỏi xoài, nấu canh măng, kho thịt  kho tàu vào những ngày gần Tết hơn.  4 năm nay kể từ ngày mình học mẹ mình gói bánh tét truyền thông của gia đình thì nhà mình lại ăn bánh tét nhiều hơn so với những năm được tặng/cho bánh.  Bạn có thể nhấn vào từng món mình kể trên để coi công thức các món.  Gần hết tết lại chiên bánh tét giòn tan để ăn. Các bé nhà mình không thích nhân, nên dù bánh tét mình gói đã ít nhất rồi mà các bé còn bỏ nhân đi, chỉ khoái phần bánh tét giòn tan bên ngoài thôi.  Chắc các bạn cũng đã có một cái Tết thú vị bên người thân.

1-DSC01176

 

Tequila Sunrise Cocktail

1-DSC_0008.JPG

Mặc dù mình thích món cocktail Margarita nhất nhưng ly cocktail đầu tiên mà mình pha là ly Tequila Sunrise khi mình mới tới Sydney năm 2003.  Tháng 11 năm đó, khi sắp đến sinh nhật ông xã mình, mình dự tính pha cho anh ly cocktail cùng với cái bánh kem đầu tiên mình muốn làm và 3 món mình nấu cho bữa tối giữa tuần đó.

Chồng mình thích rượu Tequila và mình luôn có cam tươi trong nhà, nên mình nghĩ đến làm món Tequila Sunrise, tuy vậy mình cần Grenadine (loại syrup có màu đỏ chuyên pha cocktail nên chỉ bán trong tiệm rượu).  Vì là người mới đến nên mình không biết tiệm rượu nằm ở đâu, mà không quen ai hết nên mình bèn đi bộ qua nhà thờ vùng Kensington bên cạnh nhà và hỏi vị mục sư.  Ông đã rất tận tình chỉ cho mình tiệm rượu ở đâu và đi ra sao để tới đó.  Thế là tối đó khi chồng mình đi làm về thì có bữa tối sinh nhật đầy đủ từ bánh tới cocktail và đồ ăn làm anh ngạc nhiên lắm vì mình có thể làm mọi thứ trong 1 ngày như vậy. 12 năm đã trôi qua nhưng mình vẫn nhớ cái bánh đầu tiên minh làm và ly cocktail đầu tiên mình pha là dịp sinh nhật năm đó của anh.

Mình cũng nấu 3 món cho bữa tối và làm ly cocktail này lại cho anh sinh nhật năm nay.

Tequila Sunrise (tequila, grenadine, orange juice)

Nguyên liệu (cho 1 ly)

1.5 oz (45ml) tequila

3 oz (90ml) nước cam tươi vừa vắt

0.5 oz (15ml) grenadine

Cách pha:

Bỏ đá vào gần đầy ly, đổ rượu lên trên đá. Kế đến bỏ nước cam vào ly.  Cuối cùng thì bỏ grenadine lên trên cùng.  Nếu bỏ nhỏ giọt vào giữa ly thì grenadine sẽ đọng vào dưới trông đẹp hơn.  Trang trí với lát cam tươi và quậy đều trước khi dùng.

1-DSC_0005

1-DSC_0002

Sinh nhật 9 tuổi của bé Bột

English version here: http://www.vietkitcheninsydney.com/post/128632694009/3-course-birthday-dinner-for-a-9-years-old-girl

Con gái đầu lòng của mình bé Bột tròn 9 tuổi ngày mùng 2 tháng 9 vừa rồi. Khi mình post những tấm hình mình nấu cho con gái. Nhiều bạn hỏi mình cách nấu ra sao. Mình không đo lường chi tiết cho những món sau, chỉ kể cho bạn nghe mình làm như thế nào để dựa vào đó bạn có thể điều chỉnh và làm cho chính gia đình bạn nhé.

Sinh nhật bé Bột vào ngày thứ 4 giữa tuần. Thường thì mình sẽ mang con đi nhà hàng fine dining. 2 vợ chồng mình thích ẩm thực nên khi có con mình tạm dừng fine dining một thời gian vì không được mang các em nhỏ vào làm phiền người xung quanh. Tuy nhiên ngay từ năm ngoái khi bé Mây tròn 5 tuổi thì mình quay lại được fine dining vì các bé ngồi ăn ngoan và kiên nhẫn chờ ba mẹ ăn tối/trưa. Và vì mình mang con đi ăn lại nên các cháu cũng bắt đầu thích ăn ngon và đẹp. Năm ngoái khi bé Bột lên 8 và sinh nhật cũng vào giữa tuần. Mình đặt nhà hàng và đưa con đến Café Sydney là một trong những nhà hàng có tiếng ở Sydney nhất là người văn phòng hay đặt khi tiếp khách. Café Sydney gần văn phòng ba Bột làm việc nên ba Bột ghé đó sẽ tiện hơn khi đi đâu. Năm nay biết ba bé không rời văn phòng được nên mình nói cho bé là mẹ sẽ nấu đồ ăn ngon và đẹp như nhà hàng cho con và hôm đó mình nghỉ phép ở nhà đưa đón con đi học, mang bánh đến trường với con.

Như thường lệ, mỗi năm khi vào sinh nhật các con mình thì mình thường làm bánh cupcakes cho các cháu tự mang đến trường ăn cùng với các bạn. Bánh cupcakes tiện ở chỗ cô giáo không phải cắt gì cả.   Đây là bánh chocolate cupcakes và kem bơ buttercream không trứng cho năm nay, con gái mình tự trang topping cháu thích. Công thức có trong mạng, bạn search theo tên sẽ ra:

BOT'S 9th birthday

Và sau đây là bữa tối 3 món cho các bé sau khi đi học về:

Entrée: Seared Scallops on potato, carrot and pea salsa.  Món khai vị là sò điệp áp chảo với hỗn hợp salsa có khoai tây cà rốt, đậu Hà Lan. Món salsa mình làm gần giống như salad Nga và chỉ dùng vài loại rau củ bé thích thôi: 1) Luộc khoai tay, cà rốt xong xắt hột lựu, trộn với đậu Hà Lan được luộc sơ/microwave cho chín và bỏ mayonnaise và trộn chung, nêm chút muối, tiêu. Bọc và cất tủ lạnh cho tới khi cần. Khi ăn thì múc hỗn hợp salsao bỏ vòng khuôn vòng tròn trên đĩa sẵn.  2) Sò điệp rửa sạch, lau khô với khăn giấy rồi ướp chút muối biển 2 mặt, nhanh tay nhúng vào dầu olive và nướng trên chảo đã nóng lửa cao cho khoảng 45-60 giây mỗi bên cho vừa chín tới. Xếp sò điệp lên trên hỗn hợp salsa, trang trí với các loại rau mầm, củ radish bào mỏng.

1-DSC_0021

Main: Salmon Confit with Apple Pureed and Apple and Fennel Salad.   

Món Chính: Salmon ngâm dầu với Táo xay nhuyễn và Salad Táo và Fennel

1) Gọt vỏ, bỏ lõi và cắt nhỏ 1 trái táo xanh, bỏ vào nồi, cho 1 muỗng nước chanh, 2 muỗng nước lạnh, đậy nắp, nấu cho tới khi táo vừa mềm thì bỏ vào máu food processor xay nhuyễn ra. Để nguội rồi bỏ vào bao piping cất tủ lạnh tới khi cần dùng.  2) Cắt mỏng táo xanh và fennel, bỏ vào tô, rắt thêm chút thì là cắt nhỏ và 1 muỗng nước cốt chanh, nêm chút muối và tiêu, trộn đều. 3) Rót nhiều dầu olive vào trong nồi nhỏ, nấu cho tới khi dầu đạt 500C thì bỏ từng miếng salmon vào dầu. Giữ lửa thật nhỏ và ở nhiệt độ 500C cho khoảng 15-20 minutes hoặc dùng một nhiệt kế nấu ăn cắm vào giữa miếng cá mà đạt được 450C là đạt yêu cầu. Cẩn thận lấy cá ra khỏi dầu và để ráo trên giấy thấm. (mình dùng loại cá hồi tươi để ăn sống sashimi được nên mình nấu nó ít hơn thời gian trên cho ông xã và mình). Trình bày: bỏ salad vào giữa đĩa, đặt miếng cá hồi lên trên, trang trí với rau mầm, nặn táo xay nhuyễn xung quanh và trang trí với dầu dấm balsamic đã đun cho cô đặc lại. (bạn có thể mua loại bán sẵn trong chai nếu không muốn tự nấu).

1-DSC_0030-001

 Món Tráng miệng: Chocolate mousse với Raspberry Jelly và Strawberry macarons

Mình làm chocolate mousse và bỏ vào khuôn silicone bán nguyệt cất trong tủ đá cho tới khi đông. Sau đó tháo ra khỏi khuôn và lắp 2 nửa lại với nhau cho ra hình tròn. Đập bể vụn bánh quy chocolate ra rồi rắc vào giữa đĩa, đặt chocolate mousse lên trên, nặn raspberry jelly xung quanh đĩa và bỏ macaron bên cạnh (bạn có thể kiểm công thức macarons hay chocolate mousse trong blog mình). Raspberry jelly được làm từ raspberry xay nhuyễn bỏ hạt và chút bột rau câu. Chúc các bạn thành công.

1-DSC_0037

Tiệc sinh nhật cho bé Bột vào thứ 7 cuối tuần đó với gia đình và bạn bè thân quen của gia đình. Mình làm bánh Alice Miranda book cake là bánh chính cho bé, ngoài các loại bánh khác. Mình nghĩ ra bánh này cho con gái vì trước đó vài tuần trường bé có lễ hội mặc trang phục như nhân vật trong cuốn sách bé yêu thích. Ở tuổi này con gái mình và bạn bè bé đều thích bộ sách Alice Miranda nên khi bé đòi diện đồ như Alice Miranda, mình phải tìm trong bìa sách nào đơn giản nhất mà nhà có đồ rồi mình may thêm chút cho giống cuốn sách. Từ ý tưởng đó sau khi thiết kế trang phục cho con, mình nghĩ đến làm bánh này. Trong là bánh chocolate cake, ngoài bọc fondant, và mình dùng cọ vẽ cho trang trí màu thực phẩm lên bánh. Không thể tin được là con gái lớn mình 9 tuổi rồi. Thời gian trôi nhanh quá!

1-DSC_0013

Sò lông nướng mỡ hành

Grill Cockles with Spring Onion Oil. This is one of my favourite Saigon street food that I cook in Sydney every now and then. See the English version in the below link in the new blog. http://www.vietkitcheninsydney.com/post/122421768594/grilled-cockles-with-spring-onionscallion-oil

Diep's Kitchen

Món này không có gì đặc biệt với người bên VN nhưng với bên đây thì hiếm vì không phải lúc nào và ở đâu cũng có sò lông và làm biếng đốt lò than nướng. Mình nướng kiểu bếp gas, ăn không ngon bằng bếp than nhưng thôi cũng đỡ nghiền.:-)

Sò lông nướng mỡ hành

Nguyên liệu:

1 kg sò lông

5, 6 cây hành lá, cắt nhỏ

1.5 tablespoons dầu olive

3 tablespoons đậu phộng rang, đâm nhỏ

Muối, tiêu và chanh

Cách làm:

  1. Sò lông chà rửa sạch, ngâm cho ra cát nếu cần.
  2. Cho hành lá và dầu olive vào chén, cho vào microwave heat khoảng 1 phút, trộn đều.
  3. Bật bếp gas lên, cho vỉ nướng lên bếp, xếp sò lông lên nướng mỗi lần khoảng 4, 6 con tùy bếp, khi sò lông chín sẽ mở miệng ra, nhìn thịt sò hết…

View original post 29 more words

Bánh Bao (Steamed Pork Buns)

Mình làm bánh bao theo gói bột bán sẵn bên đây của Úc khoảng gần 400g, có gói bột của Mỹ nữa gần 500g. Trong gói bột có sẵn men rồi nhưng nếu muốn tự pha bột thì bạn pha khoảng 400g bột mì với 7g (1.5 teaspoons) dried yeast vào bột và cách ủ bột lên men với yeast thì luôn giống với mọi cách làm bột với yeast khác (coi bài Basic Pizza Dough nếu bạn chưa dùng yeast bao giờ).  Phần bột này làm ra được 12 cái banh bao nhỏ.

Bánh Bao (Steamed Pork Buns – English version far below)

Nguyên liệu:

Gói bột bánh bao 397g (và thêm chút bột mì để làm bột áo hoặc bớt bột trong gói banh bao ra)

255ml nước ấm khoảng 30-32C (hoặc sữa tươi ấm)

1 tablespoon dầu olive (và thêm chút để bôi tô)

250g thịt heo nạc xay (dùng thịt nạc dăm thì ngon hơn hoặc thịt xá xiú)

80g đường (mình giảm chút so với bao bì để 100g)

4, 5 cái nấm mèo (mộc nhĩ), ngâm nước ấm, bằm nhỏ hoặc cắt sợi

1 củ hành tây nhỏ (hoặc ½ củ vừa), cắt nhỏ

1 – 1.5 tablespoons nước tương Maggi

3 trái trứng gà luộc chín kỹ, cắt làm tư mỗi trái (nếu mua được trứng chim cút tươi là ngon nhất, bên mình thỉnh thoảng mới có, còn mình không thích loại trứng chim cút ngâm nước trong lon)

1 cây lạp xưởng cắt ra 12 miếng.

Tiêu xay

Giấy dầu (baking paper), cắt thành 12 miếng vuông nhỏ để lót bánh

Cách làm:

  1. Cho nước và đường vào bột, trộn đều, nhồi bột khoảng 10 phút. Cho dầu olive vào, rồi nhồi thêm 10 phút nữa.
  2. Heat ấm cái tô khác, thoa dầu ăn và bỏ cục bột vào, đậy khăn ấm lại, cho tô bột vào ủ ở nơi ấm khoảng 30 phút. (Mình có steam oven nên bật chức năng dough proving của oven lên để ủ bột)
  3. Trộn thịt với hành, nấm mèo, tiêu, nước tương cho đều. Tùy theo sở thích người bên đây có thể bỏ thêm nhiều thứ khác cho thịt mềm hơn như cà rốt, hạt peas (đậu Hà Lan), củ năng bằm nhỏ, cải thảo xắt sợi (mỗi lần mình bỏ mỗi thứ khác nhau). Vo tròn thịt thành 12 cục, cho mỗi cục 1 miếng trứng và 1 miếng lạp xưởng.
  4. Lấy bột ra, đặt lên mặt phẳng rắc chút bột mì, nhồi chút cho đều và ra hết không khí trong cục bột.  Kéo dài và chia thành 12 phần bột.
  5. Cán mỏng hình tròn từng phần bột, cho nhân thịt vào giữa, xếp khía thành hình bánh bao, để trên giấy lót.  
  6. Bắc xửng hấp lên bếp với nhiều nước, để lửa sôi lớn, cho bánh vào hấp khoảng 10 phút thì dở nắp ra, lau nước đọng trên nắp rồi hấp tiếp 10 phút nữa là bánh chín (không cần hấp với dấm bánh vẫn trắng). (Xửng hấp của mình là  nồi steam rau chỉ hấp được 3 cái/lần, mình thường bỏ vào steam oven hấp hết một lúc luôn).

Vietnamese Steamed Pork Buns

Ingredients (for 12 buns)

For Dough:

400g plain/ all-purpose flour (extra to dust)

7g (1.5 teaspoons of active dried yeast)

250ml warm water at 27-320C

1 tablespoon olive oil (and extra to grease)

80g white sugar

For Filling:

250g ground pork (pork minced)

4, 5 black fungi mushroom, soaked in warm water, washed and chopped

1 small onion, diced

3 boiled egg, cut into quarter each to make 12

1 Chinese sausage, cut in 12 pieces.

1 – 1.5 tablespoons soy sauce (Maggi brand)

½ teaspoon black pepper

Some baking paper, cut into 12 small squares (enough to hold the buns)

Method:

  1. Combine water, yeast and  1 teaspoon of sugar in a small bowl. Set aside for 5 minutes or until foamy.  Combine flour and the remaining sugar in a large bowl, make a well in the centre,  add the yeast mixture, mix until the mixture is combined, knead for 10 minutes, add the oil and knead for another 10 minutes.
  2. Brush a bowl lightly with oil, place the dough in the prepared bowl, cover with kitchen towel, set aside in a warm place to rise for 30 minutes.
  3. Combine meat, onion, mushroom, pepper and soy sauce. Divide the meat into 12 portions (12 meatballs), add each meatball with 1 egg and 1 sausage.
  4. Turn the dough onto a lightly flour surface and knead for a few minutes.  Divide the dough into 12 portions.
  5. Roll each portion into a thin circle, place the meatball in the centre, seal it.
  6. Put into a steamer, steam for 20 minutes.  Serve hot or warm.

Thịt chưng mắm tôm

Tự dưng mình thèm thịt chưng mắm tôm của Mẹ mà mình ăn hồi nhỏ nên trưa Chủ Nhật rồi mình không đi chơi như thường lệ mà ở nhà ăn cơm với mắm!  Vốn không thích cơm bằng các loại mì, bún hay đồ khác, nên mình ít ăn cơm, và nếu có ăn cơm thì ăn bữa tối chứ chưa bao giờ có ý định nấu cơm trưa.  Từ ngày đặt chân đến Sydney này, có lẽ mình chưa bao giờ nấu cơm để ăn trưa, và còn nói về mắm kiểu này thì chắc mấy chục năm rồi mình mới ăn lại.  Tự dưng ăn thấy ngon miệng, cái cảm giác ngon miệng không thua gì khi ngồi ăn fine dining ở trong nhà hàng có hats.  Mình không dám nói kiểu các bác lớn tuổi hay nói mà mình đã nghe là “ăn cao lương mỹ vị cũng không bằng ăn cơm với mắm!” nhưng cảm giác bữa ăn ngon nào thì cũng như nhau.

Thịt chưng mắm tôm (Mom’s shrimp paste sauce)

Nguyên liệu:

200g thịt ba rọi cắt sợi nhỏ (hoặc thịt nạc dăm bằm nhỏ)

1 tablespoon hành tỏi bằm nhỏ

2 tablespoons mắm tôm (nhiều hay ít hơn tùy ý)

2 teaspoons đường vàng hoặc đường phèn

1 tablespoon hành lá cắt nhỏ

1-2 trái ớt bằm (tùy ý)

Tiêu xay

Dưa leo cắt khoanh tròn hoặc cắt xéo

Hoặc các loại rau củ hơi cứng như bắp cải luộc hoặc xu hào luộc

Cách làm:

  1. Cho nồi lên bếp lửa vừa, nồi nóng cho dầu ăn, hành tỏi vào phi cho vàng thơm. Trút thịt vào xào cho vừa chín tới thi bỏ mắm tôm, đường vào, để lửa riu riu cho khoảng 5-7 phút rồi cho ớt bằm, tiêu, hành lá vào trộn đều, tắt bếp.
  2. Múc ra chén dùng như nước sốt để chấm dưa leo hoặc rau củ luộc, ăn kèm với cơm nóng.

Lưu ý:

Mắm tôm xuất khẩu qua đây không có cát, nên có thể bỏ trực tiếp. Nếu loại mắm tôm mua ngoài chợ bên nhà có cát thì nên pha với nước cho lắng cát xuống, lấy phần mắm trên, chưng tới khi sốt vừa sánh lại là được.

Japchae

Mình biết đến món miến xào Japchae của Hàn Quốc này là nhờ chị hàng xóm người Hàn thủa mới đến Sydney.  Có lần chị mời mình ăn trưa với món này, vốn thích các loại mì bún (hơn cơm) mình thích món này liền.  Nhìn món ăn cũng đơn giản nên về mình tự xào lấy, ăn thấy cũng giống của chị là mình hài lòng rồi 🙂.  Cũng nhờ món Japchae thì mình mới biết đến loại miến làm từ tinh bột khoai lang này (dried sweet potato starch noodles), lúc đó ở Sài Gòn loại miến này chưa được bày bán phổ biến như bây giờ.

Đồ ăn Hàn có một số điểm giống đồ Nhật nhưng nhìn chung khác biệt rõ nhất với đồ Nhật là đồ Hàn dùng rất nhiều dầu mè (sesame oil) và hạt mè (sesame seeds).  Chính vì dùng rất nhiều dầu mè nên đồ Hàn cũng dễ ngán (bởi vậy mới cần đến Kim Chi ăn kèm), mình vẫn thích đồ Nhật vì “lean” hơn.  Nhưng Japchae là một trong vài món Hàn mà mình thích và khi nấu nó mình phải căn chừng lượng dầu mè để không ngán.

Japchae (Miến xào Hàn Quốc)

Nguyên liệu:

200g miến khoai lang, luộc chín, cắt cho hơi ngắn.

100g nấm shiitake tươi (hoặc shiitake khô, hoặc dùng nấm mèo khô)

2 củ cà rốt, gọt vỏ, xắt sợi nhỏ dài khoảng 5cm

1, 2 bó bok choy (hình như ở Sài Gòn gọi là cải thìa), rửa sạch, cắt như cà rốt (có thể lớn hơn chút)

5-6 cây hành lá, cắt phần đầu hành trắng khoảng 5cm, phần xanh còn lại cắt nhỏ (nhiều hơn tùy ý)

5 lát gừng cắt sợi nhỏ

300-400g thịt bò cắt sợi nhỏ (nhiều hơn tùy ý)

2-3 mắt tỏi bằm nhỏ

1 tablespoon mirin (rươu gạo nhưng ngọt hay dùng trong đồ Nhật hay Hàn) hoặc 1 teaspoon đường trắng

Kikkoman Shoyu sauce  (nước tương Nhật)

Muối và mè rang

3 tablespoons dầu mè

Dầu olive (nhiều ít tùy ý)

Cách làm:

  1. Ướp thịt bò với gừng và chút nước tương, muối, dầu mè.
  2. Cho chảo lên bếp lửa lớn, chảo nóng cho dầu ăn, cho chút tỏi vào phi cho thơm, rồi cho 1 muỗng dầu mè vào, trút thịt bò vào xào chín trút ra đĩa.
  3. Lặp lại như trên, cho dầu, tỏi và dầu mè vào chảo, cho cà rốt vào xào mềm thì cho rau cải thìa, nấm, đầu hành vào xào tiếp, nêm với nước tương, mirin (hoặc đường) ,rắc hành lá vào, xào tới chín, trút ra đĩa.
  4. Lặp lại như trên với bước dầu, tỏi và dầu mè rồi cho miến vào xào, nêm nếm với nước tương cho vừa ăn.
  5. Trút rau (có thể bỏ nước xào rau nếu nhiều quá) và thịt vào trộn chung lại, nêm nếm lại nếu cần.
  6. Múc ra đĩa, rắc hạt mè vào, dùng nóng hay nguội đều được.

Lưu ý:

  1. Có thể thay thế bok choy với English spinach hoặc ớt chuông xanh (hình như spinach ở VN gọi là cải bó xôi)
  2. Nếu bạn thích nhiều dầu mè hơn thì cho nhiều hơn nhé.
  3. Với các loại mì, miến xào, mình hay xào riêng từng thứ rồi mới trộn chung lại với nhau như trên.  Mình tự nấu ăn như vậy với nguyên tắc cứng nấu trước, mềm nấu sau. 🙂