Archives

Assorted Mooncakes in 2014- Bánh Trung Thu năm 2014

1-DSC_0007-006

I’m normally busy making birthday cakes during August and September for family and friends. This year I was even busier in August as I offered to make mooncakes for a charity fund raising for poor children in remote areas in Vietnam.  The above photo showed assorted mooncakes that we offered.  There were lots and lots of orders that I had to ask the organizers to stop taking orders. I worked full time and had only 1 day on Saturday 23rd of August to make 90 mooncakes and the Car cake that I posted before.  There were 2 other friends coming to help me making the mooncakes but the amount of work was huge and we had to leave the same quantity of mooncakes for a group of students to make them.  It was so tiring but I’m glad that I did something for the good cause and everyone liked the mooncakes.

1-DSC_0010-003

Mình thường rất bận làm bánh vào tháng 8 và tháng 9 khi mà có nhiều người thân và bạn bè sinh nhật vào những tháng này.  Tháng 8 năm nay mình bận hơn nữa vì mình nhận làm bánh cho quỹ Cơm Có Thịt Australia để gây quỹ cho trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa ở Việt Nam.  Hình trên cho các bạn thấy những loại bánh tụi mình làm bán năm nay.  Khi đưa hình ra tụi mình đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng đến độ cuối cùng mình phải bảo các em bên ban điều hành ngừng nhận.  Mình làm việc suốt cả tuần nên thực sự chỉ có 1 ngày thứ 7 hôm 23/8 để làm 90 cái bánh trung thu và còn làm bánh sinh nhật Xe đua mà mình đã post rổi.  Có 2 người bạn nữa đến làm cùng với mình nhưng lượng công việc đòi hỏi khi làm bánh trung thu rất là nhiều và kỳ công.  Tụi mình phải giao cho các em sinh viên làm một lượng bánh trung thu tương tự như vậy cho kịp.  Tuần đó thật là mệt mỏi nhưng mình vui vì mình góp được 1 phần cho mục đích cao cả và cũng vui khi mọi người thích bánh trung thu tụi mình làm.  Giờ hết trung thu rồi mới rảnh chút gởi tấm hình cho các bạn coi.  Nhân bánh thì tự chế trên nền đậu xanh hoặc đậu đỏ, hạt sen.  Trong hình là bánh trung thu thập cẩm, bánh trà xanh, đậu xanh trứng, đậu đỏ, hạt sen mịn.  Bạn  có thể coi cách làm bánh trung thu nướng hoặc dẻo cũ của mình rồi dựa vào đó làm các loại nhân này. Với các loại đậu thì mất thời gian xay nhuyễn và sên cho tới khi đặc lại rồi mới làm.  Sang năm có thể mình sẽ làm các loại khác hơn nữa và làm kéo dài nhiều đợt hơn để đỡ mệt khi phải tập trung vào làm trong 1 ngày.

1-DSC_0023

Bánh Pía Sóc Trăng – Teochew Mooncake

1-DSC_0156-001

Không ai ở miền Nam mà không biết bánh Pía (Bía), cũng tương tự như bánh trung thu nhưng nguyên liệu đơn giản hơn và ăn ngon hơn nhiều nhờ vị sầu riêng thơm lừng.  Bánh Pía có lẽ là một trong những món bánh mà mình nhớ/thèm khi mới xa Việt Nam. Các con mình phụ mình làm bánh này, mình cho các cháu nặn và đóng dấu tùy thích.

Bánh Pía Sóc Trăng – Teochew Mooncake (see English far below)

Nguyên liệu: (cho 12 bánh khoảng 150g mỗi cái)

Vỏ bánh:

60g đường trắng mịn caster sugar hoặc đường xay (pure icing sugar)

100ml nước lã (water)

80ml dầu ăn

300g bột mì nổi (self raising flour)* + thêm chút để làm áo bột

Bột ruột:

125ml sunflower oil

200g bột mì nổi

Nhân bánh:

12 tròng đỏ hột gà muối (coi bài hột vịt muối)

2 lát gừng mỏng, đâm nhuyễn

2 tablespoons (30ml) rượu trắng (mình dùng Vodka)

1 tablespoon dầu ăn

270g đậu xanh cà,

¼ teaspoon chút xíu muối trắng

180-200g đường trắng

40g bột bánh dẻo (bột nếp chín)

60ml dầu ăn

200g sầu riêng, dùng nĩa (fork) tán nhuyễn

40g mứt bí (tùy thích), cắt nhỏ

Egg wash để quết bánh:

1 tròng đỏ trứng, đánh tan + 1 tablespoon sữa tươi, trộn đều.

Cách làm:

  1. Bỏ dầu và nước vào tô lớn, cho đường xay hay đường mịn vào quậy cho tan. Từ từ rây bột mì vào, dùng muỗng trộn rồi dùng tay nhồi bột cho đều khoảng 3, 5 phút (không cần nhồi lâu, vừa cán là được), sau đó bọc bao plastic/cling wrap để ủ khoảng 30 phút.
  2. Đâm nhuyễn gừng, cho rượu trắng vào vắt lấy nước gừng bỏ vào tô đựng lòng đỏ hột vịt/gà muối, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để vào tô khác cho chút dầu ăn vào hấp hoặc nướng cho chín khoảng 10-15 phút, để nguội.
  3. Đậu xanh cà cho chút nước xâm xấp và muối, nấu cho tới chín mềm nhưng còn hơi ướt, dùng máy xay hay chày đâm nhuyễn.
  4. Cho đậu và đường vào chung nồi/chảo, bắc lên bếp sên cho hơi đặc, từ từ cho dầu ăn, mứt bí, bột bánh dẻo, bột vừa đặc, nhắc xuống cho sầu riêng vào trộn đều. Chia ra 12 phần, nắn mỏng vo tròn, cho hột vịt muối vào giữa, vo tròn.  (Lưu ý: nếu bạn làm bột quá ướt thì chỉ cần chia ra 12 phần, kg cần vo tròn)
  5. Chuẩn bị Bột ruột:  rây từ từ bột mì vào phần dầu, quậy đều tay, bột sẽ rất nhão. Ước lượng chia ra 12 phần.
  6. Lấy vỏ bánh ra, nhồi lại cho đều, chia làm 12 phần.  Cán mỏng vỏ bánh, múc 1 phần bột ruột bỏ miết vào phần vỏ bánh (nếu cán bột vài lần ở bước này bột sẽ có nhiều lớp hơn nữa), cho nhân vào giữa, gấp mép cho kín rồi đặt mép xuống khay nướng đã lót giấy dầu (baking paper) làm đáy bánh.  Tiếp tục làm cho đến hết bột và nhân.  Đổ màu đỏ thực phẩm ra chén nhỏ, con dấu đóng mực lên bánh.
  7. Bật bếp lò lửa trên dưới ở 1900C, khi lò nóng cho khay bánh vào rãnh giữa lò, nướng 15 phút.  Lấy bánh ra, quết egg wash lên bánh và nướng thêm khoảng 5 phút. Rồi lấy ra khỏi lò để nguội trên khay.  Cũng như bánh trung thu nướng, bánh pía để hôm sau ăn sẽ ngon hơn. Để ngoài vài ngày rồi nên bảo quản trong tủ lạnh.

Lưu ý:

  1. Khác với bánh trung thu to và dày nên phải đâm kim cho bánh khỏi bị xì, mình nướng bánh pía với nhiệt độ thấp hơn để bánh chín căng phồng mà không bị xì.
  2. Nếu không có bột self raising flour (bột mì pha sẵn bột nổi) thì bạn pha 1 teaspoon bột nổi vào bột mì thường cũng được.
  3. Mình không dùng mỡ trong bánh pía của mình, bạn thích thì dùng mỡ luộc xắt nhỏ bỏ thêm vào nhân. Các bạn ở nước ngoài có thể  bỏ lard vào (bán trong khu bơ sữa).
  4. Hình chụp khi bánh còn ấm nóng. Khi siêng mình đã cán bột nhiều lần, còn không mình làm như trên nhưng vẫn có lớp, nếu cán càng nhiều thì có nhiều lớp hơn như puff pastry. Khi nguội bóc được từng lớp bánh ở vỏ.

1-DSC_0163-001

Bánh Pía is a Vietnamese version of Teochew Mooncake . Sóc Trăng Province in the South of Vietnam is well-known for its Bánh Pía. My version is based on Bánh Pía at Sóc Trăng that I have tasted.

Bánh Pía – Teochew Mooncake

Ingredients (yield 12 cakes of 150g each)

Skin Dough (outer layer dough):

60g caster sugar or pure icing sugar

100ml (water)

80ml sunflower oil

300g self raising flour + extra for dusting

Inner layer dough

125ml sunflower oil

200g self raising flour

Filling:

12 salted egg yolks (see how to make salted eggs)

2 slices of ginger, crushed

2 tablespoons (30ml) rice wine or Vodka

1 tablespoon sunflower oil

270g skinless, peeled mung beans

¼ teaspoon salt

180-200g white sugar

40g glutinous-fried flour

60ml sunflower oil

200g durian flesh, mashed

40g candied winter melon, finely chopped (optional)

Egg wash để quết bánh:

1 egg yolk mixed with 1 tablespoon of milk

Method:

  1. Place oil and water in a big mixing bowl, add sugar, mix until dissolved. Gradually sift flour into the oil mixture, use metal spoon to mix, then knead for 3, 5 minutes (don’t over knead). Cover with plastic wrap and leave to rest for 30 minutes.
  2. Add rice wine to crushed ginger, squeeze to get the liquid, add to salted egg yolks, soak for 15 minutes. Remove egg yolks, wipe with kitchen towel and place into another bowl. Add 1 tablespoon of oil, steam or baked for 15 minutes.  Leave to cool to room temperature.
  3. Place mung bean in a saucepan, cover with water, cook until tender, process until smooth.
  4. Place processed mung bean, sugar in a saucepan, cook and stir until combined, gradually add oil, candied winter melon, glutinous-fried flour, stir until thickened, remove from heat, add durian, mix well.  Divide and mould in 12 portions (including an egg yolk in each of them)
  5. To make the inner layer dough:  sift flour into oil, mix with a spoon, the dough is quite wet.  Divide for 12 portions (no need to transfer to other bowls).
  6. Skin dough:  knead dough to expel air.  Divide into 12 portions and roll into balls.  Roll balls flat, spoon the inner layer dough into them, spread it out, add fillings in the centre, close and seal fillings.  Place on baking tray lined with baking papers (smooth side up). Stamp cakes with red food colouring.
  7. Preheat oven to ở 1900C.  Bake for 15 minutes at the middle rack. Brush with egg wash, bake for further 5 minutes.  Remove from oven and leave to cook on baking tray.
  8. Banh Pia will taste better the next day.  Cool cakes can be stored at room temperature for a few days then place in the fridge for longer storage.

1-DSC_0147

1-DSC_0140

Bánh Nướng Nhân Thập Cẩm – Traditional Mooncakes

DSC_0012-001

Khi Trung Thu về, bên cạnh bánh Dẻo, chúng ta nên làm thêm bánh Nướng.  Nhân thập cẩm của bánh nướng thường có thịt nên phức tạp hơn nhân bánh dẻo một chút. Mình nhớ hồi nhỏ ở VN có bánh nướng thập cẩm gà quay, vi cá,…nói chung là nhiều loại. Nhân thập cẩm cơ bản nhất vẫn là các loại hạt, đậu xanh, mứt chanh, mứt gừng dẻo, lạp xưởng, jambon, trứng muối, chút ngũ vị hương. Mình nhận thấy bánh nướng nhân thập cẩm có sự khác biệt giữa nhân bánh của miền Bắc và Nam ở chỗ kiểu Bắc bỏ thêm lá chanh, còn bánh mình ăn từ nhỏ tới lớn không hề có lá chanh. Cách đây không lâu mình có đọc bài báo về dòng họ Đỗ làm bánh gia truyền 4 đời ở Hà Nội, coi thành phần bánh của họ thì có lá chanh. Đối với người thích lá chanh thì sẽ thấy ngon, nhưng với người không quen ăn lá chanh trong bánh trung thu thì chắc sẽ thấy đây là sự thay đổi lớn trong vị bánh. Đợt rồi về VN, mình có được ăn bánh Trung Thu sớm cho chính gốc người Hà Nội làm và nhận thấy bánh cũng không có lá chanh. Vậy tùy ý bạn thích bỏ lá chanh hay không. Riêng mình thích cách làm bánh theo kiểu miền Nam có dùng mứt chanh dẻo, vừa chua chua ngọt ngọt lại có vị the the của vỏ chanh. Mình làm bánh theo tỷ lệ 1-1.5 nghĩa là vỏ bánh là 1 và nhân là 1.5.  Khuôn bánh của mình là khuôn 200g nên tỷ lệ nhân và bột công lại phải là 200g (xê xich 5-10g  cũng được).

Hồi nhỏ mình không thích bánh nướng, chỉ thích bánh dẻo, nhưng Bố mình đặc biệt thích bánh nướng. Minh nhớ mỗi năm vào Tết Trung thu, sau mỗi ngày đi làm về, ăn tối xong ông uống trà ăn bánh, ung dung thư thái, nhẹ nhàng như bản tính của ông vậy. Năm nay sau khi nướng bánh chín, mình cùng bé Bột bưng bánh đặt lên bàn thờ mời ông. Sau khi đốt nhang xong, mình hỏi bé Bột con nói gì với ông vậy? Bột nói “con nói với ông là mẹ làm bánh cho ông, còn con giúp mẹ làm, con mời ông về ăn bánh của 2 mẹ con làm!”. Nghe con gái nói, lòng mình chùng xuống, nhớ Bố quá! Có lẽ đó là giây phút ngọt ngào nhất của mình trong ngày hôm đó!

Bánh Nướng Nhân Thập Cẩm (see English version far below)

Nguyên liệu: (cho khoảng 10 cái bánh 200g)

Nhân bánh:

10 tròng đỏ hột vịt/gà muối

2 tablespoons rượu trắng và vài lát gừng

1 tablespoon dầu ăn và 1 teaspoon đường

300g đậu xanh cà, ngâm nước, nấu chín, giã hoặc xay nhuyễn

200g đường cát trắng

50g dầu thực vật

50g bột bánh dẻo (là bột nếp rang chín rồi mới xay)

1 teaspoon nước vani

100g hạt mè trắng, rang chín

100g hạt pistachio, đập nhỏ

50g hạt điều rang, đập nhỏ

50g hạt macadamia hoặc hạt hazelnut, đập nhỏ

50g mứt bí, cắt nhỏ hột lựu

50g mứt chanh, cắt nhỏ hột lựu (chỗ mình chỉ có mứt chanh cốm nhập từ VN)

30g mứt gừng dẻo (chỗ mình chỉ có lọai của Thailand)

1 cây lạp xưởng (50g), luộc or hấp chín, cắt nhỏ hột lựu

1 tablespoon  rượu Mai Quế Lộ

Chút xíu bột ngũ vị hương (tùy thích)

Vỏ bánh:

375g bột mì thường / đa dụng

300g nước đường bánh nướng

2 lòng đỏ trứng gà

1 teaspoon nước tro tàu (Lye water)

60g dầu ăn

100g bột thêm để làm bột áo

Hỗn hợp trứng quét lên bánh (egg wash)

2 tròng đỏ trứng gà

2 tablespoons sữa tươi.

Lưu ý: ở VN sẽ pha lòng đỏ với chút dầu, nước màu dừa để quét lên bánh, còn egg wash theo kiểu Tây sẽ pha 1 trái trứng gà với 2 muỗng sữa, mình chỉ dùng lòng đỏ với sữa thôi.

Cách làm:

  1. Bỏ tròng đỏ trứng muối vào tô. Đâm nhuyễn gừng, cho chút rượu trắng vào vắt lấy nước cốt, ngâm khoảng 15 phút. Vớt trứng ra dùng khăn giấy lau khô bỏ vào tô khác, cho dầu ăn và rắc đường lên trứng. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút cho chín.  Lấy ra để nguội.
  2. Cho nước đường, lòng đỏ trứng gà, nước tro tàu dầu ăn vào tô dùng muỗng quậy đều. Bỏ bột mì vào tô khác, cho nước đường vào nhồi lên, cho bột ra mâm hay thố khác đã có rắc bột mì, dùng cling wrap bọc kín bột để cục bột nghỉ khoảng 15-20 phút.
  3. Cho đậu xanh, đường và dầu ăn vào nồi sên gần đặc lại, cho các lọai hạt, các loai mứt, và lạp xưởng vào trộn đều, nhắc xuống, cho bột dẻo,  nước vani, rượu Mai Quế Lộ, bột ngũ vị hương (nếu dùng) vào trộn cho thật đều.   Nắm nhân lại, vo tròn, tán mỏng, cho trứng muối vào giữa, gấp mí kín thành từng cục nhân khoảng 120g.
  4. Lấy bột mì ra cán từng miếng bột khoảng 80g, tán mỏng cho nhân vào giữa, gấp mí cho sát, cho vào khuôn bánh đã rắc bột mì trước, dập hình bánh trung thu, lấy bánh ra xếp lên khay nướng có lót giấy dầu. Làm cho tới khi hết bột và nhân. Lấy kim hay tăm xăm lên bánh khoảng 5-7 lỗ cho khí thoát ra khi nướng.
  5. Bật nếp lò trước ở nhiệt độ 200C, khi lò nóng thì cho bánh vào nướng 7-10 phút. Lấy bánh ra khỏi lò, xịt nước ướt bánh, để nguội xuống nhiệt độ phòng rồi dùng cọ quét hỗn hợp trứng sữa lên mặt và bên hông bánh, cho vào lò nướng thêm 10 phút nữa, lấy ra xịt nước, chờ bánh nguội rồi quét tiếp nước trứng sữa lên mặt bánh, cho vào lò nướng thêm 5 phút nữa lấy ra vỉ nướng để nguội hẳn xuống nhiệt độ phòng. Ngay khi bánh vừa nguội thì bỏ vào bao để tránh gió. Khi nguội màu bánh sẽ đẹp hơn, để qua hôm sau màu sẽ đẹp hơn nữa. Thường bánh Trung thu nướng nên ăn sau 2-3 ngày cho vỏ bánh mềm hơn. Bánh này mình chỉ nấu nước đường trước vài ngày mà vỏ bánh vẫn mềm sau khi nướng nên tùy bạn.

DSC_0002

When I was a child, I preferred snowskin mooncakes to tradtional mooncakes but my Dad was opposite, I remember how much he enjoyed eating traditional mooncakes every year.  So these cakes are dedicated to the memory of my dear father who passed away 2.5 years ago.

I made these traditional mooncakes with my friend Melissa.  It was an experience for her to make an Asian cake and try a different taste. With her help (and my 2 little daughter’sJ), we made mooncakes faster than I expected. 

It is required that you weigh all the ingredients and weigh the pastry and filling to fit in your mould.  I use 200g mould so my pastry and filling should add up to 200g. I use 80g of filling and 120g of pastry.

How to make Traditional Mooncakes

Ingredients: (for 10 mooncakes of 200g each)

Filling:

10 salted egg yolks

2-3 tablespoons of Chinese white wine and a few slices of ginger

1 tablespoon of vegetable oil and 1 teaspoon of sugar

300g skinless mung bean, washed and cooked with water until tender, process until smooth

200g white sugar

60g vegetable oil

100g glutinous-fried rice flour

1 teaspoon vanilla extract

100g cashew nuts, chopped

100g sesame seeds, toasted

100g pistachio, chopped

50g macadamia or hazelnut, chopped

50g candied winter melon, finely chopped

50g candied lime, finely chopped

30g candied ginger, finely chopped

1-2 Chinese sausage (50g), steamed or boiled, chopped

1 tablespoon of Chinese white wine

1/8 teaspoon Five-spice powder (optional)

Pastry:

375g plain/all-purpose flour

300g sugar syrup (see recipe here)

2 egg yolks

1 teaspoon Lye water

60g vegetable oil

100g plain flour for dusting

Egg wash:

2 egg yolks

2 tablespoons of fresh milk

Method:

  1. Place salted egg yolks in a bowl.  Use mortar and pestle to crush ginger, add white wine, squeeze to get ginger juice then add to salted eggs, soak for 15 minutes.  Remove salted egg yolks, wipe with kitchen towel and place into another bowl. Add 1 tablespoon of oil and 1 teaspoon of sugar, steam for 15 minutes or until cooked through.  Leave to cool to room temperature.
  2. Combine sugar syrup, egg yolks, lye water, oil in a medium bowl, mix well.  Place flour in a big mixing bowl, add egg mixture, knead until combined.  Transfer dough to a baking tray dusted with extra flour, cover with cling wrap, let dough rest for 15-20 minutes.
  3. Place mung bean, sugar and oil in a saucepan, cook and stir until combined, add all the nuts, winter melon, candied lime, candied ginger, Chinese sausage and five-spice powder (if using). Remove from heat, add glutinous-fried rice flour, vanilla and wine, mix well.  Mould into 10 small balls of 120g each (including an egg yolk in each of them).
  4. Weigh 80g of pastry/dough, flatten with a roller, place a filling ball in the centre, seal to make a bigger ball. Lightly dust the mooncake mould with plain flour, place the ball into mould, press firmly.   Gently remove from mould and place on a baking tray lined with baking paper/paper parchment.  Continue to roll and mould until you finish the other 9 mooncakes.  Make 5-7 tiny holes on mooncakes using a needle or toothpick (for hot air to escape while baking).
  5. Preheat oven to 200C, bake cakes in the preheated oven for 7-10 minutes.  Remove from oven, spray plenty of water on them, leave to cool to room temperature.  Brush cakes with egg wash, then bake again for further 10 minutes.  Remove from oven, spray plenty of water on them, leave to cool to room temperature, brush with egg wash and finally bake for 5 minutes. Transfer to wire rack to cool completely.  Cover with cling wrap individually.  Traditional mooncakes should be consumed 3 days after baking as the pastry needs to absorbed the filling of the cake to be be moist.  Best consume within 7 days of baking.

DSC_0061

Cách làm Bánh Dẻo Trung Thu – Snowskin Mooncakes

DSC_0038-001

Công thức bánh dẻo và nướng Trung Thu của mình là sự kết hợp giữa công thức của tiệm bánh nổi tiếng vùng Bình Thạnh, Thủ Đức mà mình có qua chị Hai mình với công thức của cô Triệu Thị Chơi trong cuốn sách của cô, và tất nhiên cả kinh nghiệm và trải nghiệm nấu nướng của mình để viết lên công thức sau. 

Để làm bánh dẻo dễ và nhanh hơn thì nên dùng bánh nhân đậu xanh, đậu đỏ hay mè, riêng gia đình mình thích nhân thập cẩm nên mình làm nhân thập cẩm trứng muối.  Nhân thập cẩm bánh dẻo nói chung thường đơn giản hơn nhân thập cẩm bánh nướng một chút vì thường không có các loại thịt trong đó.  Mình không dùng các loại hạt truyền thống như hạt dưa, hạt bí vì các loại hạt đó chủ yếu nhập qua đây trừ Trung Quốc, nên mình thay thế bằng hạt Pistachio, macadamia hoặc hazelnut.  Vì các loại hạt đó vẫn thơm, bùi mà không quá nồng như hạt almond hay hạt walnut.  Người thân và bạn bè đều nói là nhân làm như vậy ngon hơn.  Ngoài ra, hạt mè và mứt bí là thành phần không thể thiếu tạo nên mùi vị của nhân bánh trung thu. Rất tiếc là giờ mình không mua được mứt sen. Mình nhớ bánh dẻo ở Việt Nam hay cho nước hoa bưởi, ở bên đây cũng bán mà mình không xài vì chưa bao giờ mình thích mùi vị nhân tạo của nước hoa bưởi cả, mình thích hương tự nhiên của trái vani. Mình làm bánh theo tỉ lệ vỏ 1.5 –nhân 1 cho bánh dẻo và vỏ 2 và nhân 1 cho bánh nướng. Điều quan trọng cần lưu ý là làm bánh Trung Thu nhất thiết phải cân chính xác, nếu làm đại bánh sẽ không đều và quá lớn hoặc nhỏ cho khuôn. Mình làm bánh khuông 200g nên tỷ lệ nhân và bột cộng lại phải là 200g (xê xịch 5-10g cũng được).

Bánh Dẻo Trung Thu  (see English version far below)

Nguyên liệu: (cho khoảng 10 cái bánh 200g)

Nhân bánh:

10 tròng đỏ hột vịt/gà muối

2 tablespoons rượu trắng và vài lát gừng

1 tablespoon dầu ăn and 1 teaspoon sugar

150g đậu xanh cà, ngâm nước, nấu chín, giã hoặc xay nhuyễn

100g đường cát trắng

30g dầu thực vật

50g bột bánh dẻo (là bột nếp rang chín rồi mới xay  – xem hình dưới)

1 teaspoon nước vani

50g hạt điều rang, đập nhỏ

50g hạt mè trắng, rang chín

50g hạt macadamia hoặc hạt hazelnut, đập nhỏ

50g hạt pistachio, đập nhỏ

50g mứt bí, cắt nhỏ hột lựu

30g mứt chanh, cắt nhỏ hột lựu (chỗ mình chỉ có mứt chanh cớm nhập từ VN)

Vỏ bánh:

400g bột bánh dẻo chín và thêm bột để làm bột áo

800g nước đường (coi cách nấu ở đây)

Nước vani thêm

Cách làm:

  1. Bỏ tròng đỏ vào tô. Đâm nhuyễn gừng, cho chút rượu trắng vào vắt lấy nước cốt, ngâm khoảng 15 phút. Vớt trứng ra dùng khăn giấy lau khô bỏ vào tô khác, cho dầu ăn và rắc đường lên trứng. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút cho chín.  Lấy ra để nguội.
  2. Cho đậu xanh, đường và dầu ăn vào nồi sên gần đặc lại, cho hạt điều, hạt mè, hạt macadamia, hạt pistachio, mứt bí, và chanh cốm vào trộn đều, nhắc xuống, cho bột dẻo và nước vani vào trộn cho đều.   Nắm nhân lại, vo tròn, tán mỏng,  cho trứng muối vào giữa, gấp mí kín thành từng cục nhân khoảng 80g hoặc lớn hơn tùy thích.
  3. Nên làm vỏ bánh dẻo vài cái mỗi lần, làm xong lại trộn bột làm mẻ mới để bột không bị cứng. Cân 100g bột bánh dẻo, đổ vào tô, rót 200g nước đường vào, thêm chút nước vani, dùng cây dầm hay đũa gỗ (wooden spoon) quậy nhanh tay, đều mịn .  Trút ra khay có rắc sẵn bột bánh dẻo, lăn qua bột.  Lấy khoảng 120g bột, cán mỏng, cho nhân vào giữa, vo tròn gấp mí, cho vào khuôn đã rắc bột bánh dẻo trước cho khỏi dính.  Nhấn mạnh dập khuôn bánh rồi nhẹ nhàng gỡ bánh ra, bọc cling film/wrap bánh lại ngay cho khỏi khô.  Tiếp tục làm cho đến hết mẻ bột đó rồi lại trộn bột và đường làm tiếp mẻ mới.  Làm cho tới khi hết nhân.  Bánh nhà làm nên dùng trong một tuần.

s

It is required that you weigh all the ingredients and weigh the pastry and filling to fit in your mould.  I use 200g mould so my pastry and filling should add up to 200g. I use 80g of filling and 120g of pastry.  

How to make Snowskin Mooncakes

Ingredients: (for 10 mooncakes of 200g each)

Filling:

10 salted egg yolks

2-3 tablespoons of Chinese white wine and a few slices of ginger

1 tablespoon of vegetable oil and 1 teaspoon of sugar

150g skinless mung bean, washed and cooked with water until tender, process until smooth

100g white sugar

30g vegetable oil

50g cashew nuts, chopped

50g sesame seeds, toasted

50g macadamia or hazelnut, chopped

50g pistachio, chopped

50g candied winter melon, finely chopped

30g candied lime, finely chopped

50g glutinous-fried rice flour (see photo below)

1 teaspoon vanilla extract

Pastry:

400g glutinous-fried flour + extra for dusting

800g sugar syrup (see how to cook it here)

Extra vanilla extract

Method:

  1. Place egg yolks in a bowl.  Use mortar and pestle to crush ginger, add white wine, squeeze to get ginger juice then add to egg yolk bowl, soak for 15 minutes.  Remove egg yolks, wipe with kitchen towel and place into another bowl. Add 1 tablespoon of oil and 1 teaspoon of sugar, steam for 15 minutes or until cooked.  Leave to cool to room temperature.
  2. Place mung bean, sugar and oil in a saucepan, cook and stir until combined, add all the nuts, winter melon and candied lime. Remove from heat, add glutinous-fried rice flour and vanilla, mix well.  Mould into 10 small balls of 80g each (including an egg yolk in each of them).
  3. It’s recommended that the pastry should be made in batches to avoid being hard and dry. Place 100g of glutinous-fried rice flour into a mixing bowl, add 200g of sugar syrup and ½ teaspoon of vanilla extract, mix until smooth by a wooden spoon.   Transfer to a tray dusted with glutinous-fried rice flour.  Weigh 120g of pastry/dough, flatten with a roller, place a filling ball in the centre, seal to make a bigger ball.  Lightly dust the mooncake mould with the glutinous-fried rice flour, place the ball into mould, press firmly and gently remove from mould.  There you go, you have just made a snowskin mooncake!  Cover it with cling film/cling wrap immediately to avoid being exposed to air.  Continue to make mooncakes until you finish all the fillings.  Home-made mooncakes should be consumed within a week.

DSC_0019-001

Sugar Syrup for Mooncakes – Cách nấu nước đường cho bánh Trung Thu

DSC_0052

Để làm bánh trung thu nướng hay bánh dẻo đều cần phải có nước đường.  Nước đường là thứ quan trọng nhất quyết định phần vỏ của bánh.  Nước đường cho bánh dẻo có thể làm và sử dụng ngay, nhưng nước đường cho bánh nướng cần phải để lâu cho bánh mềm.  Các tiệm bánh ở Việt Nam thường nấu nước đường năm nay để dùng làm bánh cho năm sau. 

Nước Đường cho Bánh Nướng (see English version far below)

Nguyên liệu:

1 kg đường cát trắng

1 kg nước lã (khoảng 1 lít)

1 tròng trắng trứng (không cần nếu đường sạch)

2 trái chanh lớn

2 muỗng cà phê nước tro tàu (2 teaspoons of Lye Water)

4 muỗng cà phê nước lã (4 teaspoons of water)

Cách làm:

  1. Hòa tan đường và nước lã trong nồi lớn, cho lòng trắng trứng vào, quậy tan đều. Bắc nồi lên bếp nấu cho tới khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt sạch bọt.  Nấu thêm khoảng 20 phút nữa thì vắt nước cốt của 2 trái chanh vào.
  2. Tiếp tục nấu thêm 25 phút nữa thì từ từ rót nước tro tàu đã pha với nước lạnh (cho loãng ra) vào nồi. Lúc này bạn sẽ thấy nước đường đang có màu trắng trong veo sẽ chuyển sang màu nâu hổ phách như trong hình nhờ tương tác của nước tro tàu.  Nấu thêm 5 phút cho nước đường sôi bùng lên rồi tắt bếp.  Vớt sạch bọt hoặc trút qua rây (sieve), để nguội hoàn toàn rồi trút vào keo hay hộp cất tới khi cần dùng.

Lưu ý: trong suốt quá trình nấu nước đường không được quậy đũa vào nồi.  Và nên nấu trong nồi lớn để khi nước tro tàu làm sôi bùng lên thì nước đường không tràn ra ngoài nồi.  Các bạn ở nước ngoài hỏi mua chai nước tro tàu (Lye Water ở hình dưới) ở bất kỳ tiệm thực phẩm Á Châu nào cũng có vì người Hoa sử dụng rất nhiều.

Nước Đường cho Bánh Dẻo

Nguyên liệu:

1 kg đường cát trắng

1 kg nước lã (khoảng 1 lít)

2 trái chanh lớn

Cách làm:

Hòa tan đường và nước lã trong nồi nhỡ.  Bắc lên bếp lửa nấu khoảng 30 phút thì cho chanh vào. Nấu lửa riu riu thêm 30 phút nữa thì tắt bếp. Để nguội và cất cho đến khi cần dùng.

Lưu ý không quậy đũa trong quá trình nấu vì sẽ bị lại đường. Có thể dùng thêm lòng trắng để nấu như cho nước đường bánh dẻo nếu thích.

Sugar Syrup for Traditional mooncakes

Ingredients:

1 kg of sugar

1 kg of water (about 1 litre)

1 egg white (optional)

Juice of 2 limes

2 teaspoons of Lye Water

4 teaspoons of water

Method:

  1. Combine water and sugar in a large pan, add egg white (if using), mix well, bring to the boil for 10 minutes. Skim off foam.  Cook for further 20 minutes then add lime juice.
  2. Continue to cook for further 25 minutes then gradually add the mixture of Lye Water and water (make sure you mix Lye water with water to dilute it. Lye water will make the sugar syrup turn into a beautiful golden syrup colour). Cook for further 5 minutes then turn off the heat, skim off foam again and let cool to room temperature.  Store in a jar up to a year.

Note: Do not stir when cooking sugar syrup.  Cook sugar syrup in a large pan so that it won’t spill out of the pan when you add Lye water.   

Sugar Syrup for Snowskin Mooncake

Ingredients:

1 kg of sugar

1 kg of water (about 1 litre)

Juice of 2 limes

Method:

Combine water and sugar in a large pan, mix well, bring to the boil for 30 minutes then add lime juice.  Cook for further 30 minutes then turn off the heat completely.  Cool to room temperature and it is ready to use.

Note: do not stir sugar liquid while cooking.

DSC_0065

Vietnamese Yogurt – Cách làm Sữa Chua Việt Nam

DSC_0100 This is how Vietnamese people make our own yogurt at home.  I made my first yogurt about more than 20 years ago when I was still in high school.  Although I was not interested in cooking or baking at that time, every now and then I made something. J One afternoon when I came over to my classmate’s place (she also lived in my neighbourhood) she was making yogurt.  As it was so simple and easy, I bought the jars and condense milk to make it the very next day.  It’s so easy that anyone can do it, even my Vanessa can make it herself now under my supervision (when handling hot water). Vietnamese Yogurt is similar to Greek Yogurt as it contains live cultures which help to digest.  Here is my recipe how to make Vietnamese yogurt using the Greek one as a starter.  No measure cups or spoons required, just remember this simple rule: 1 can of condensed milk + 1 can of hot water + 2 cans of water (at room temperature).  Also, you don’t need an electric yogurt maker at all, the hot water bath will incubate the yogurt.

Vietnamese Yogurt – Cách làm Sữa Chua Việt Nam

Ingredients:

1 can of sweetened condensed milk

100g of Greek natural yogurt (or any natural yogurt that has live cultures)

1 can of hot boiling water 2 can of water, boiled, cooled (at room temperature)

15-16 of clean, dry 80ml jars

Methods

  1. Bring a kettle of water to a boil.  Open the condensed milk can, pour the content into a big mixing bowl.
  2. Fill up the can with hot water, pour into the bowl, mix well to combine.
  3. Continue to fill up 2 cans of cooled water then add to the bowl, mix well.
  4. Transfer Greek yogurt into a medium bowl, remove a cup of milk from the mixing bowl, add to the yogurt, mix well to dissolve then pour the yogurt mixture back to the milk bowl through a sieve to ensure that it is uniformly smooth. Mix well.
  5. Divide among jars using a measuring cup, close tight with lids, place jars into a big pan.  Pour in the remaining hot water (about 70-800C now) into the pan up to the jars neck.  Cover with lid and leave in warm place until yogurts to be thickened (4-7 hours will be ok but it’s better to keep them longer about 10-12 hours) then place in the fridge for a few hours before serve.   (I normally make them at night and leave them overnight in the oven which is preheated at 40C then turn off completely in winter.  The next morning I will put them in the fridge so that we can have yogurt ready when we get home in the afternoon).

Notes:

  1. Don’t eat up all of your yogurts, spare 1 or 2 jars as starter to make new batch of yogurt.
  2. Over 20 years ago, fresh milk was not available in VN but now as fresh milk is available everywhere, you can substitute 2 cans of water with 2 cans of fresh milk or 1 can of water + 1 can of fresh milk.  The yogurt will be creamier if you use fresh milk only.  Remember to warm up your milk before adding to the mixture.
  3. As Vietnamese yogurt cultures are runny, you can add it directly to the mixture. No need to pass through a sieve.
  4. You can use any jars or containers or even glasses to make yogurt, cover with cling film if they do not have lids.

DSC_0082 Đây là cách làm sữa chua (Ya-ua) theo kiểu người Việt thường làm ở nhà. Mình làm sữa chua lần đầu cách đây khoảng 20 năm khi còn học phổ thông. Mặc dù lúc ấy mình không thích nấu ăn hay làm bánh lắm nhưng thi thoảng mình vẫn làm món gì đó.  🙂 Một buổi chiều mình ghé chơi nhà bạn Thanh Tú cùng lớp (bạn sống cùng khu với mình) thì gặp lúc bạn đang làm sữa chua. Vì thấy cách làm sữa chua dễ dàng và đơn giản, nên ngay ngày hôm sau mình mua hũ đựng và sữa đặc có đường làm luôn. Thực ra món này làm dễ lắm, ai cũng có thể làm được, ngay cả bé  Bột của mình cũng tự làm được khi mình giúp bé phần  pha nước nóng. Sữa chua Việt Nam gần giống với sữa chua Hy Lạp vì cùng có chứa men tiêu hóa giúp cho tiêu hoá tốt (200g sữa chua Hy Lạp có tới hơn 300,000,000 men tiêu hóa). Đây là công thức làm sữa chua của mình sử dụng sữa chua Hy Lạp làm men cái. Khỏi cần dùng ly hay muỗng đo lường, chỉ cần nhớ nguyên tắc đơn giản: 1 lon sữa đặc+ 1 lon nước nóng + 2 lon nước chín (nhiệt độ phòng) + 1 hũ men cái. Hơn nữa cũng chẳng cần máy ủ sữa chua làm gì, nồi nước nóng đậy nắp sẽ giúp sữa chua lên men, và mang phơi nắng như hồi xưa mình làm ở Việt Nam sẽ giúp lên men nhanh hơn nữa. 

Sữa chua kiểu Việt

Thành phần:

1 lon sữa đặc có đường

100g sữa chua Hy Lạp hay sữa chua tự nhiên nào mà có vi khuẩn sống live cultures.

1 lon nước đun sôi 2 lon nước chín (nhiệt độ phòng)

15-16 hũ đựng sữa chua khô và sạch (80ml/hũ)  

Cách làm:

  1. Đun sôi ấm nước cỡ 1,5 lít. Mở lon sữa đặc rót vào tô lớn.
  2. Dùng lon vừa đựng sữa đó, đổ nước sôi vừa đúng một lon rót vào tô sữa đặc, trộn đều sữa và nước.
  3. Đong tiếp 2 lon nước nguội rót vào tô sữa và nước ở trên, quậy đều.
  4. Cho phần sữa chua Hy Lạp vào tô/chén nhỏ, múc một ly hỗn hợp sữa từ tô lớn ở trên để trộn hòa tan với sữa chua Hy Lạp.  Sau khi hòa tan thì rót phần sữa chua vừa trộn này vào tô sữa lớn qua cái rây để cho mịn (bỏ lợn cợn nếu có).  Men Hy Lạp rất đặc và béo nên làm vậy cho mịn, còn sau khi có mẻ sữa chua đầu tiên của mình, bạn chỉ cần đổ trực tiếp hũ sữa chua cái của mình vào tô sữa, trộn đều là được.
  5. Trộn đều rồi dùng ly múc đong đầy các hũ đựng, đậy nắp lại. Bỏ các hũ sữa chua vừa làm vào nồi.  Chế nước nóng còn lại trong ấm nước đun sôi hồi nãy vào cho ngập tới cổ các hũ đó. Đậy nắp nồi và để ở nơi ấm cho sữa chua len men và đặc lại (thường 4-7 tiếng là bắt đầu đông, nên để khoảng 10-12 tiếng cho đông đặc hơn), để càng lâu càng chua, rồi cất vào tủ lạnh cho lạnh đông thêm vài tiếng trước khi dùng. (Vào mùa đông, mình thường làm sữa chua ban đêm và để qua đêm ở trong lò đã làm nóng sẵn ở nhiệt độ 40C rồi tắt lò, bỏ nồi ya-ua vào, để ủ qua đêm trong đó . Sáng hôm sau sẽ bỏ vào tủ lạnh để chiều đi làm về là có sữa chua ăn rồi).  Nên lưu ý giữ nhiệt độ dung dịch sữa hơi ấm ấm để lên men.

Lưu ý:

  1. Mỗi khi ăn gần hết mẻ ya-ua thì chừa lại một hoặc hai hũ sữa chua để làm men cái cho mẻ ya-ua mới.  Dùng hũ ya-ua này làm hũ cái để làm mẻ ya-ua mới thì càng giống ya-ua VN hơn.
  2. Mình giữ Greek yogurt lạnh, tới gần pha mới lấy ra, nên khi pha Greek yogurt lạnh vào nước yogurt mình không nóng, do vậy đổ nước nóng 70-80C vào không lo chết men. Mình theo người Tây, những sản phẩm có sữa (dairy) là không nên lấy ra trước để ngoài cho nguội như người Việt mình vì không an toàn.
  3. Cách đây hơn 20 năm thì sữa tươi còn chưa có sẵn ở VN như bây giờ khi mà đâu đâu cũng có sữa tươi nên bạn có thể thay thế 2 lon nước bằng 2 lon sữa tươi hoặc 1 lon nước + 1 lon sữa tươi. Sữa chua sẽ mịn hơn khi dùng sữa tươi để làm. Nhớ làm ấm sữa trước khi đổ vào hỗn hợp sữa chua.
  4. Men cái (sữa chua) Việt Nam thường loãng hơn nên bạn cứ đổ trực tiếp vào hỗn hợp không cần đổ qua rây.
  5. Bạn có thể làm sữa chua trong hũ, hộp hay ly, bọc ly với cling film/plastic wrap cho kín ủ  hơi là được.

DSC_0012-001

Chè Bắp – Vietnamese Corn Pudding

che bap
Chè is a type of desert in Vietnam.  Bắp means corn so Chè Bắp simply means Corn Desert or Corn Pudding.  Corn pudding is normally served with coconut sauce in the South of Vietnam.  In the North, people tend to eat Chè Bắp without coconut sauce in the old days.  Nowadays, Vietnamese northerners also add coconut sauce in their Corn pudding.  However, southerners tend to add some salt to the coconut sauce as we believe the salt will balance the sweetness of the pudding and make it taste better. Traditionally, Vietnamese will cook sticky rice before adding corn but I find it harder to cook them separately as sticky rice sticks to the bottom of the pan. This is how I show my friends to cook and how I serve my corn pudding to my guests.  Corn Pudding can be cooked in advance and best served cold.

Chè Bắp – Vietnamese Corn Pudding with Coconut Sauce 

Ingredients: (server 4-6)

250g thinly sliced corn as shown (3 medium ears of corn)

50g (1/4 cup) sticky rice/ glutinous rice

110g (1/2 cup) sugar

2-3 cups (500-750ml) of water

3 pandan leaves , cut into 8cm length or 1 teaspoon of vanilla extract.

Coconut sauce to serve

Method:

  1. Combine corn, sticky/glutinous rice, pandan leaves and 2 cups of water in a medium pan; cover with lid and bring to the boil.  Reduce heat to lowest (as low as possible), simmer until sticky rice is tender, about 30-45 minutes, stir occasionally.  If the mixture thickens but rice is not tender yet, add another cup of water, continue to cook until rice is tender.
  2. Remove pandan leaves, stir in sugar, cook for further 2 minutes.  Remove from heat, cool to lukewarm or room temperature.
  3. Prepare coconut sauce according to directions here.
  4. Spoon corn pudding into a bowl or desert glass, top up with coconut sauce, serve lukewarm or at room temperature (mix well before serve).

Notes:  

  1. Pandan leaves lend natural flavour and aroma to the pudding.  In case you cannot find pandan leaves, stir in a teaspoon of vanilla extract to the pudding right after removing it from heat.
  2. Chè (Vietnamese pudding) normally tastes less sweet when hot.  Keep that in mind to adjust sugar to your liking.

DSC_0030-001

Nói về chè thì ai cũng biết chè từ khi còn nhỏ.  Nếu đã ăn quen chè nấu theo kiểu Nam hay kiểu Bắc thì bạn sẽ thấy kiểu đó ngon hơn.  Mình quen ăn chè theo kiểu Nam nên mọi loại chè của mình đều có nước cốt dừa hơi mặn mặn để trung hòa với độ ngọt của chè. 

Chè Bắp – Vietnamese Corn Pudding with Coconut Sauce

Nguyên liệu (cho 4 phần ăn)

250g bắp bào mỏng ( từ 3 trái bắp Úc)

50g (1/4 cup) gạo nếp

110g sugar (1/2 cup)

2-3 cups (500-750ml) of water

3 lá dứa/lá cơm nếp,  cắt khúc ngắn hoặc 1 teaspoon dung dịch vani (vanilla extract)

Nước cốt dừa ăn kèm

Cách làm:

  1. Bỏ bắp, gạo nếp, lá dứa và 500ml nước vào nồi, đậy nắp kín và đun sôi.  Hạ lửa thật nhỏ, hầm riu riu cho tới khi gạo nếp chín mềm, thỉnh thoảng quậy cho đều.  Nếu hỗn hợp chè đặc lại mà gạo nếp chưa chín cho thêm ly nước nữa vào nấu cho tới khi gạo chín mềm.
  2. Lấy bỏ lá dứa, trộn đường vào cho tan, nấu thêm vài phút.  Bắc ra khỏi bếp, để nguội hoặc hơi ấm.
  3. Nấu nước cốt dừa theo chỉ dẫn ở đây.
  4. Múc chè Bắp vào chén hoặc ly, chan nước dừa lên trên.  Dùng hơi ấm hoặc nguội đều ngon. Còn dư cất tủ lạnh hôm sau ăn lạnh cũng vẫn ngon.

Lưu ý:  

  1. Nếu không có lá dứa thì trộn 1 teaspoon nước vani vào nồi chè sau khi đã tắt bếp cho thơm.
  2. Chè thường lạt hơn khi ở trên bếp, lúc nguội sẽ ngọt hơn.  Lưu ý điều này để điều chỉnh độ ngọt theo ý bạn. Bản thân mình nấu chè cũng gia giảm độ ngọt theo thời tiết, mùa đông thường mình cho nhiều đường hơn thì mới cảm thấy vừa.  Trời hè nóng thì giảm bớt.
  3. Đúng theo kiểu nấu chè Bắp truyền thống của VN thì sẽ nấu gạo nếp trước cho mềm rồi mới cho bắp, nhưng mình thấy nấu cả bắp và nếp cùng lúc thì dễ dàng hơn cho bạn bè mình (không phải người Việt) khi mình nói cho họ cách nấu này xưa nay.   

DSC_0024

How to make Coconut Sauce – Nấu nước cốt dừa

DSC_0015-001
This coconut sauce is prepared in Southern style which consists of salt.  If you do not like salt, just omit it.

How to make Coconut Sauce for Vietnamese desert.

Ingredients (see photo below)

400ml of coconut cream

1 tablespoon of sugar

1/2 teaspoon of salt

1.5 tablespoons of tapioca starch or cornstarch

1 tablespoon of water

Method:

  1. Place coconut cream, sugar and salt in a small sauce pan.
  2. Combine tapioca starch or cornstarch with water, mix well, add to the coconut cream pan above, mix well.
  3. Place over medium heat, stir constantly and bring the sauce just to a boil, remove from heat, cool to lukewarm or room temperature. Serve with Vietnamese desert such as Corn Pudding.

Coconut ingredients

Đây là cách nấu theo kiểu Nam có chút muối, mình quen ăn như vậy vì thấy sẽ làm chè ngon hơn.  Nếu bạn không thích thì bỏ muối đi.

Cách Nấu Nước Cốt Dừa

Nguyên liệu:

400ml nước cốt dừa đóng hộp coconut cream

1 tablespoon đường

1/2 teaspoon of muối

1.5 tablespoons of bột năng hoặc bột bắp

1 tablespoon nước

Cách làm:

  1. Bỏ nước cốt dừa, đường, và muối vào trong một nồi nhỏ.
  2. Pha bột năng/bột bắp với nước lạnh cho tan, đổ vào nồi nước cốt dừa.
  3. Bắc lên bếp lửa vừa, quậy và đun cho vừa sôi tới thì lấy ra khỏi bếp, để nguội hẳn hoặc còn hơi ấm là dùng được.

Lưu ý: nếu làm nước cốt dừa từ dừa nạo tươi ở Việt Nam thì bạn nấu nước dừa vắt trước với đường và muối cho sôi rồi mới bỏ bột năng vào sau cùng, vì nước dừa nạo ở VN loãng hơn nên phải cần nhiều bột năng hơn.  Ngày này người ta bỏ thêm cả bột gạo lẫn bột năng, nên bạn có thể điều chỉnh một nửa bột gạo và nửa bột năng, hoặc bột gạo hay bột năng hoàn toàn.

Bánh Chuối Bọc Nếp Nướng

chuoi boc nep nuong

Mình thích các loại món bánh, chè về chuối… nhớ hồi mới qua đây, chưa có lá chuối đông lạnh nhập qua mà lại ở xa khu có nhiều người Việt quá nên đôi khi ngồi cứ thèm các loại bánh có mùi lá chuối như bánh này.  Bánh này làm hơi mất công nên ở shop bên đây không ai bán. Mỗi khi “muốn ăn” mình phải “lăn vào bếp”. Mình làm nó trong oven, nếu bạn nhóm than, nướng bằng lửa than là ngon nhất. 

Bánh Chuối Bọc Nếp Nướng

Nguyên liệu:

6 trái chuối sứ chín, lột vỏ, trụng sơ trong nước sôi, vớt ra, để ráo.

240g gạo nếp

60ml nước cốt dừa (lấy phần đặc nếu dùng dừa tươi)

Mè rang, đậu phông rang (tùy ý)

Lá chuối đông lạnh, để mềm ra, rửa sạch dưới vòi nước nong manh, để ráo, xé miếng độ gang tay.

Cách làm:

  1. Vo sạch gạo nếp, cho nước vào nồi nấu chín như nấu xôi, cho nước cốt dừa vào trộn đều.
  2. Bật bếp lò chức năng nướng lửa trên khoảng 200C, để ở rãnh trên cùng.
  3. Xôi chín thì lấy ém mỏng vào lá chuối (vừa đủ bao phủ chuối), cho chuối vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lá chuối khác bọc kín lại.  Làm cho đến hết xôi và chuối.
  4. Cho vào lò nướng cho tới khi nếp khô khoảng 30 phút (trở cho đều chuối trong quá trình nướng) thì lột bỏ lớp lá chuối, nướng thêm cho đến khi chuối chín đỏ (khoảng 10 phút nữa)
  5. Lột bỏ vỏ chuối, bày ra đĩa, chan nước cốt dừa vào, món này ăn nóng hoặc ấm mới ngon.

Lưu ý:

  1. Món này truyền thống ăn với nước cốt dừa không, mình thích mè nên bỏ vào, bạn có thể bỏ đậu phông hay cho bột báng, bột khoai luộc chung với nước cốt dừa tùy ý.
  2. Bạn TT của mình có lần nói ăn món này ở VN, thấy miếng xôi cán mỏng đẹp và không còn hột gạo nữa. Bạn hỏi người bán thì họ dùng 2 cái thớt để cán mỏng xôi ra.  Mình thấy không cần thiết, mình cứ nấu gạo mềm hơn chút, tán mỏng ra thì cũng như vậy.
  3. Nếu bạn thích ăn ngọt hơn thì trộn khoảng 30g đường vào phần xôi
  4. Nếu có cơm dừa nạo tươi thì trộn khoảng 20-30g cơm dừa vào phần xôi cũng sẽ ngon hơn.

Chè đậu đen bánh lọt

che-dau-den-banh-lot 

Bên đây có bán dừa khô nhập từ Thailand nhưng vì mình rất dở các việc chặt, cắt nên không dám mua. Đứng hồi hỏi cô bé bán hàng chặt dừa ra sao, cổ nói “chị mua đi em chặt giúp chị” mừng quá mua ngày về và nhờ ông xã cạy lấy cơm dừa. Mình nấu nồi chè nhỏ để nhớ ký ức xưa, thực ra vì món chè này mà mình bị suy dinh dưỡng như vậy đây.:-)
Hồi mình học cấp 3, có cô bán chè ngày nào cũng gánh đi bán từ sáng tới khoảng 11 -11g30 là tới nhà mình (chè đậu đen của cổ ngon nhờ cục nhân bánh lọt có dừa này) mà mình mới đi học về, chưa kịp ăn trưa gì hết, nhưng nếu không mua thi cổ đi mất, mình mua rồi để đó, bụng bảo dạ là ăn trưa xong sẽ ăn, nhưng đợi ông ngoại Bột đi về mới ăn trưa lâu quá… Thế là ngày nào cũng vậy, mình tương một ly chè trước khi ăn trưa, nên tới bữa mình chẳng ăn gì cả, khoản 3, 4 giờ chiều đói bụng lại ăn vặt tùm lum rồi tới bữa tối lại không ăn gì hoặc là ăn cho có vì sợ bị la. Bởi vậy không đủ chất để mà lớn, nên nhỏ bé hơn so với các chị ..hic hic

Chè đậu đen bánh lọt

Nguyên liệu:

1 cup (khoảng 180g) đậu đen
1 lít nước
350g đường thốt nốt, đường thẻ hay đường vàng
50g bột khoai, ngâm nước
50g cơm dừa, gọt bỏ phần vỏ đen, xắt nhỏ hột lựu
100g bột năng
65ml nước sôi nóng.
Nước cốt dừa ăn kèm (coi bài chè Hoa Cau)
Cách làm:

  1. Đậu đen rửa sạch cho vào nồi hầm (nồi áp suất), đồ nước vào hầm khoảng 20 phút hoặc cho tới chín mềm.  Mở nắp nồi ra cho đường vào nấu tiếp cho tan đường, thêm 0.5 lít nước nữa.
  2. Cho bột năng vào tô, xối nước nóng vào, dùng muỗng trộn rồi sau đó dùng tay để nhồi bột cho đều.  Lấy từng cục bột nhỏ xí cỡ 1 đốt ngón tay, vo tròn, tán mỏng ra rồi bỏ 1 cục dừa vào giữa, bao kín dừa, để qua bên. Làm cho tới khi hết bột.
  3. Bắc nồi nước khác, luộc bột khoai cho tới chín thì vớt bột khoai ra bỏ vào nồi chè. Trút đĩa bánh lọt nhân dừa vào nấu tới chín (bánh sẽ nổi lên khi chín, để thêm vài phút) thì vớt ra bỏ vào nồi chè luôn. Nêm nếm lại với đường nếu cần.
  4. Khi dùng thì múc chè ra ly, múc nước cốt dừa lên trên, đập đá bỏ lên trên. Dùng lạnh rất ngon trong những ngày hè nóng.

Lưu ý:   Tỉ lệ đường trên chỉ là tương đối, bạn nêm nếm theo mức độ ăn ngọt của bạn. General rule ngày xưa mẹ mình nói khi nấu chè là chè khi nguội sẽ luôn ngọt hơn khi ở trên bếp lửa nóng, chè ăn với đá cần nêm ngọt hơn khi ăn không, nên bạn chỉ cần nhớ điều này khi nếm thì sẽ có nồi chè vừa ý.